Thế nào là tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là tổng thể tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất: thực vật, động vật và vi sinh vật cũng như sự cấu thành của chúng. Nó bao gồm ba bộ phận tổ chức thành là: tính đa dạng của hệ thống sinh thái, tính đa dạng của loài vật và tính đa dạng của di truyền.

Hệ thống sinh thái là tổng hợp được cấu thành bởi sinh vật và môi trường sinh sống của chúng. Tất cả các loài vật đều là những bộ phận tổ chức thành hệ thống sinh thái của các loài. Loại hình hệ thống sinh thái rất nhiều, tất cả các hệ thống sinh thái đều duy trì quá trình sinh thái của mỗi loài, tức là sự tuần hoàn của các nguyên tố hóa học mà sự sống cần thiết và sự vận động của các năng lượng giữa các bộ phận cấu thành. Cho dù là từ một hệ thống sinh thái nhỏ như giọt nước, hoặc từ một hệ thống sinh thái lớn có phạm vi toàn cầu mà xét, các quá trình sinh thái đều có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn và tiến hóa của tất cả các sinh vật cũng như sự duy trì và phát triển của chúng.

Tính đa dạng của loài vật là nói đến sự phong phú về chủng loài của động vật, thực vật và vi sinh vật. Nguồn các loài vật là đối tượng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, các nghề phụ và ngư nghiệp. Nó cung cấp vật chất cần thiết cho cuộc sống của con người, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của loài người.

Tính đa dạng di truyền là chỉ tính đa dạng gen tồn tại trong từng cá thể sinh vật, từng loài vật riêng lẻ và giữa các loài vật. Di truyền của một loài vật quyết định đặc điểm của loài vật đó bao gồm tính thích ứng đối với hoàn cảnh của nó, cũng như đặc điểm mà chúng bị loài người lợi dụng. Tính đa dạng di truyền có một ý nghĩa hiện thực vô cùng quan trọng đối với công việc sản xuất của loài người.

Bảo vệ tính đa dạng đối với sinh vật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, một khu vực, thậm chí toàn thế giới. Nó đã gây nên sự quan tâm quốc tế và đã trở thành một bộ phận tổ thành quan trọng của kế hoạch bảo tồn môi trường toàn cầu.

Từ khoá: Tính đa dạng của sinh vật; Tính đa dạng của hệ thống sinh thái; Tính đa dạng của loài vật; Tính đa dạng của di truyền.

Hổ Châu Mĩ vì sao không phải là hổ thật sự?

Châu Mĩ có một loài động vật họ mèo nổi tiếng gọi là hổ Châu Mĩ, còn gọi là báo Châu Mĩ. Rất nhiều người cho rằng nó là thành viên của gia tộc nhà hổ nhưng các nhà động vật học lại không công nhận điều này.

Hạt giống nhân tạo là gì?

Hạt giống là một căn cứ cơ bản về sự được mùa của cây trồng nông nghiệp. Nếu có những hạt giống tốt cùng với điều kiện thích hợp, có thể nói việc cây...

Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn.

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp...

Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?

Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ...

"Xe mini" nhỏ đến mức nào?

Rất nhiều nước đã có những quy định và hạn chế nhất định đối với kích thước bên ngoài của ô tô đi lại trên đường phố, như vậy là để làm cho kích thước...

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?

“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!'”, “ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng một chú vẹt tinh nghịch.

Tại sao nhiều người thích đắp chăn nhưng thò chân ra ngoài khi ngủ?

Nhiều người thích bật quạt, điều hòa rồi đắp chăn khi ngủ. Thế nhưng đắp chăn kín từ đầu đến chân có thể quá nóng, trong khi bỏ chăn ra lại quá lạnh...