Khung xương cơ thể gồm có mấy thành phần?

Nhà cao tầng cần có giá thép đỡ, thân người cũng cần phải nhờ vào khung xương làm nòng cốt.

Trong cơ thể ta có tất cả 206 xương to nhỏ, hình dạng khác nhau, kết hợp khéo léo với nhau thành hệ thống giá đỡ kiên cố và hoàn chỉnh.

Trong số 206 xương này, có xương rất cứng (chẳng hạn như xương đùi, độ cứng của nó thậm chí còn vượt quá kim cương), một số xương lại rất mềm, ví dụ những xương mỏng trong tai.

Trong hệ thống xương, ngoài bốn xương đùi và xương sọ não dùng để bảo vệ não ra, còn có một bộ phận rất quan trọng là cột sống, gồm 24 đốt hợp thành, giữa các đốt có xương đĩa đệm. Vì xương đĩa đệm đàn hồi tốt, có tác dụng giảm chấn nên khi ta đi hoặc nhảy, não sẽ không bị chấn động.

Hai bên cột sống còn có 12 cặp xương sườn, được bố trí ngay ngắn chung quanh khung ngực, kiên cố như vành đai thùng và cũng có tính đàn hồi nhất định, có thể chịu đựng lực va đập từ bên ngoài. Tác dụng lớn nhất của xương sườn là bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan... trong lồng ngực.

Một bộ phận quan trọng khác trong hệ thống khung xương là các khớp - chỗ các đầu xương nối tiếp nhau. Nhờ có khớp mà các đầu xương mới có thể tiếp hợp với nhau một cách hoàn hảo, tứ chi và thân người mới có thể vận động cong gập lên xuống, vặn sang trái, quay sang phải. Đặc điểm lớn nhất của khớp là có thể chuyển động tùy ý, đó là vì ở chỗ lồi lõm của khớp có một lớp sụn, bề mặt trơn và ướt, lực ma sát khi chuyển động rất nhỏ. Vì vậy, tuy các khớp phải chuyển động hàng trăm, hàng nghìn lần mỗi ngày nhưng vẫn không bị tổn thương.

Điều thú vị là khung xương không những có tác dụng nâng đỡ mà còn gánh chịu sứ mệnh tạo huyết. Tủy ở trong xương chính là "nhà máy" sản xuất máu cho cơ thể, nó có thể liên tục sản sinh ra một lượng lớn tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.

Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ,...

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Tại sao phải cần phát triển thực phẩm màu xanh (thực phẩm sạch)?

Trong kết cấu thức ăn của con người, đại đa số là từ cây trồng nông nghiệp như lúa, mì, rau xanh, hoa quả. Tất nhiên, lợn, bò, dê, gà, vịt, cá.

Cha mẹ thấp có sinh được con cao lớn không?

Thông thường, cha mẹ cao thì con cái cũng cao. Nhưng không thể phủ nhận là trong một số gia đình cha mẹ cao nhưng lại xuất hiện con thấp và ngược lại,...

Vì sao "thực phẩm đen" đi khắp trong và ngoài nước?

"Thực phẩm đen" là chỉ những thực phẩm có màu đen tự nhiên. Ví dụ như gạo cẩm, đậu đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, nấm hương, v.

Tại sao phải xây dựng đường sắt trên mặt nước?

Đường sắt trên mặt nước không phải là đặt đường ray lên cầu vượt qua sông qua biển, mà là đưa đoàn tàu lên một loại phà lớn được chế tạo đặc biệt, rồi...

Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ đâm vào nhau?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này. Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau. Tại sao cần phải quy định như vậy?

Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ...