Dưới chân Trung Quốc, phía bên kia Trái Đất sẽ là nước nào?

Có người hỏi: phía dưới chân người Trung Quốc đứng, nếu đào sâu xuyên qua bên kia Trái Đất thì đó sẽ là đâu? Có thể bạn không cần suy nghĩ mà trả lời rằng: nước Mỹ, bởi vì vĩ độ Mỹ và Trung Quốc giống nhau, kinh độ chênh nhau 1800. Trung Quốc ban ngày thì Mỹ là ban đêm. Nhưng thực ra câu trả lời trên không đúng. Vậy chính xác đó là chỗ nào? Trước hết chúng ta hãy xem quả địa cầu. Từ quả địa cầu đặt bàn, ta có thể phán đoán được mặt ngược lại với Trung Quốc là một nước nào đó ở châu Mỹ. Vậy thực chất là nước nào? Đầu tiên ta hãy tìm hiểu quy luật phân chia kinh độ và vĩ độ: vĩ độ ở Nam và Bắc bán cầu phân bố đối xứng qua đường xích đạo. Ví dụ lấy 5o vĩ độ Bắc để suy đoán. Trên Trái Đất cứ hai đường kinh tuyến hợp thành một đường tròn. Hai đường kinh tuyến này có kinh độ đông, tây ngược nhau. Tổng số kinh độ là 180o. Ví dụ 120o kinh Đông tương ứng với 60o kinh Tây.

Căn cứ sự đối xứng của lưới kinh và vĩ độ, lấy một điểm nào đó trên quả địa cầu, lấy tâm Trái Đất làm trung tâm đối xứng thì nhất định nó sẽ có một điểm đối xứng tương ứng ở phía bên kia. Điểm đối xứng này vừa đối xứng về kinh tuyến, vừa đối xứng về vĩ tuyến. Ví dụ 100o kinh Đông, 30o vĩ Bắc thì điểm đối xứng của nó là 80o kinh Tây, 30o vĩ Nam. Điểm đối xứng này chính là điểm trên quả cầu mà ta thường gọi là điểm dưới chân ta ở phía bên kia Trái Đất.

Hiểu được nguyên lý này ta có thể rất nhanh tìm ra quốc gia đối xứng phía bên kia của Trung Quốc là quốc gia nào. Trung Quốc thuộc 73o40' - 135o5 kinh Đông, 53o31' - 3o52' vĩ độ Bắc. Khu vực đối xứng bên kia Trái Đất là 106o20' - 44o55' kinh Tây, 3o52' - 53o29' vĩ độ Nam. Đó là khu vực bao gồm các nước Achentina, Chilê, Urugoay, Paragoay, Pêru, Bolivia, Braxin. Trong phạm vi này chiếm diện tích tương đối lớn và là nước hoàn chỉnh là Achentina. Cho nên quốc gia bên kia Trái Đất phía dưới người Trung Quốc chủ yếu là Achentina, lấy điểm để nối thì điểm đối xứng với Thượng Hải - Trung Quốc là thủ đô Buenôt Airet của Achentina.

Đương nhiên mọi điểm đối xứng trên Trái Đất đều có, nhưng xuyên qua Trái Đất là không thể được. Nhưng đối với việc nghiên cứu lan truyền sóng dọc của động đất mà nói thì việc tìm điểm đối xứng là rất quan trọng.

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...

Không nghiêng người, đố bạn đứng dậy khỏi ghế!

Bạn đang ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa người phía trên không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, liệu bạn có thể đứng...

Đĩa quang VCD được chế tạo bằng vật liệu gì?

Đĩa quang VCD giá rẻ, đẹp là một trong những loại đĩa số hoá dùng tia laze được mọi người ưa thích. Với một chiếc đĩa nhỏ đường kính 12cm, dày 1,2mm...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

Bạn đã từng chú ý đến sự việc này chưa? Mùa hè các hạt nước rơi xuống lá sen, chúng sẽ biến thành từng giọt, từng giọt nước nhỏ long lanh trong suốt. Chúng lăn qua lăn lại trên lá sen như những viên ngọc trai lăn trong khay vậy.

"Danh thiếp Quả đất" là gì?

Lần đầu tiếp xúc hoặc liên hệ với người khác tặng danh thiếp của mình là rất tự nhiên và lịch thiệp. Còn danh thiếp của Trái Đất thì tặng cho ai vậy?...

Giải mã hiện tượng ảo ảnh về thác nước

Đó là một ảo giác đã làm rối trí nhiều người từ khi Aristotle miên tả nó khoảng 2.000 năm trước đây.

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".