Nước tẩy rửa ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Nước tẩy rửa là sản phẩm cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Nó gồm nhiều loại thường gặp, như: nước rửa bát, bột giặt quần áo, nước tẩy các chất dầu mỡ trong nhà bếp, v.v... Việc có nhiều loại nước tẩy sẽ sinh hoạt thuận lợi hơn rất nhiều, nhưng đồng thời với sự tẩy sạch các chất bẩn thì chúng cũng gây ô nhiễm môi trường không ít.

Chất tẩy rửa là những hợp chất hữu cơ chứa một lượng muối của axit hữu cơ và muối sunfat. Vì trong quá trình tẩy rửa, chúng chỉ "kéo" chất bẩn ra khỏi các dụng cụ mà không tiêu trừ được các chất bẩn, cho nên sau khi tẩy rửa, các chất bẩn và chất tẩy rửa sẽ thâm nhập vào nước, cuối cùng chảy ra các sông, hồ trở thành chất gây ô nhiễm.

Những chất ô nhiễm này chảy theo nước gặp các loài vi khuẩn khác nhau. Có loài vi khuẩn "háo oxi", trong điều kiện có đủ oxi chúng sẽ "ăn" rất nhiều chất hữu cơ trong cáu bẩn, thông qua tác dụng phân giải chúng sẽ xoá bỏ triệt để những chất cáu bẩn có trong nước cũng như các chất cacbonic và khí nitơ, v.v... Nhưng chất tẩy rửa không dễ bị những vi khuẩn háo oxi này phân giải, bởi vì thành phần chủ yếu của chúng là muối của axit hữu cơ thơm, trong phân tử của nó có kết cấu benzen vòng, vi khuẩn rất khó "ăn". Do đó, khi chất tẩy rửa lẫn vào nước sông, hồ sẽ được lưu lại trong một thời gian dài. Sau khi chảy theo dòng nước khoảng 200 km, chỉ có 30% lượng chất tẩy bị các vi khuẩn phân giải.

Khi trong nước sông có lẫn chất tẩy rửa, trên mặt nước thường sủi bọt, đó là do muối của axit có gốc cacbua thơm gây nên. Theo xác định khi nồng độ muối của axit có gốc cacbua thơm đạt đến 0,5 mg/lít thì nước sẽ xuất hiện bọt. Bọt nhiều sẽ cản trở mặt nước tiếp xúc với không khí, khiến cho tác dụng tự làm sạch của nước giảm thấp. Khi thải vào nước một lượng lớn chất tẩy, chúng sẽ tiêu hao oxi hoà tan trong nước khiến cho cá vì thiếu oxi mà chết. Chất tẩy còn gây độc cho các loài thuỷ sinh, gây cho cá con bị dị dạng. Ngoài ra muối sunfat trong chất tẩy sau khi lẫn vào nước gây nên nước giàu dinh dưỡng, phá hoại môi trường sinh thái của các loài thuỷ sinh.

Ngoài ô nhiễm đối với sông, hồ, chất tẩy còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Nếu tiếp xúc với chất tẩy lâu dài, niêm mạc và da bị kích thích, gây nên tổn thương cho các cơ quan của cơ thể.

Từ khoá: Chất tẩy rửa; Muối của axit sunfuric có gốc cacbua-muối sunfonic; Sinh vật phân giải; Giàu dinh dưỡng.

Vì sao gió tây bắc đặc biệt lạnh?

Dân cư vùng Đông Nam Trung Quốc mỗi lần mùa xuân hoặc mùa thu đến, gặp gió tây bắc thổi về đều cảm thấy giá buốt. Đó là vì sao?

Tại sao cần xây dựng kiến trúc kiểu kim tự tháp?

Kim tự tháp là một trong bảy kỳ quan về kiến trúc của thế giới cổ đại, là một kiệt tác duy nhất còn lưu lại đến nay. Kim tự tháp là lăng mộ của các...

Chim, nỗi kinh hoàng của... máy bay phản lực

Ngày 04/10/1960, chiếc máy bay tua bin phản lực chở khách của Mỹ sau khi cất cánh từ Boston không lâu thì đột nhiên 3 trong số 4 động cơ bị hỏng, phi...

Người máy "nhìn thấy" vật thể như thế nào?

Thông tin mà con người có được từ ngoại giới thì 80% là thông tin thị giác. Bởi vậy, con mắt là cơ quan quan trọng của con người.

Tại sao ruồi chuyên đậu ở những nơi bẩn lại không bị bệnh?

Ruồi thích đậu ở bãi phân và sống ở trên những đồ vật bẩn như động, thực vật thối rữa... Bên trong các đồ vật thối rữa này có chứa một số lượng lớn các loại vi khuẩn.

Vì sao Liên hợp quốc triệu tập Đại hội môi trường và phát triển?

Vấn đề môi trường và phát triển quan hệ đến sự sinh tồn, phồn vinh, tiền đồ và vận mệnh của cả nhân loại, hiện đang ngày càng được toàn thế giới quan...

Tại sao báo săn lại có thể chạy rất nhanh?

Do báo săn có tốc độ chạy nhanh đến kinh người, nên khi miêu tả nó con người thường thêm vào những sắc thái thần kì. Có người nói rằng báo săn có thể đạp mây, xé gió để săn mồi.

Gấu có gì khác với gấu người?

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác...

Sự kiện bệnh đau nhức xảy ra như thế nào?

Trên thế giới có nhiều bệnh kì lạ đưa lại đau khổ cho con người. Năm 1955 – 1972, ở lưu vực sông Thần Thông, huyện Phú Sơn, Nhật Bản đã xuất hiện một...