Vì sao phải lập quy hoạch môi trường?

Thông thường, quy hoạch môi trường chính là hệ thống quy hoạch quy định chặt chẽ đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.

Quy hoạch môi trường là nội dung quan trọng để quản lí môi trường, cũng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội hoặc quy hoạch tổng thể đô thị. Nó dùng các thông tin khoa học làm cơ sở để dự đoán ảnh hưởng của phát triển đối với môi trường và dự đoán xu thế biến đổi chất lượng của môi trường. Để đạt được mục tiêu dự đoán môi trường, nó đã tổng hợp và phân tích những phương án tốt nhất có tính pháp lệnh, mục đích là để đồng thời với phát triển sẽ chú ý bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, khiến cho xã hội có thể tiếp tục phát triển.

Quy hoạch môi trường ngày càng có tác dụng quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vì quy hoạch môi trường vừa là biện pháp quan trọng để giữ được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, vừa là biện pháp ở tầng cao nhất, quan trọng nhất thể hiện lấy dự phòng bảo vệ môi trường làm chính.

Quy hoạch môi trường còn là căn cứ khoa học cung cấp cho quy hoạch tổng thể các quốc gia lập quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể đô thị.

Quy hoạch môi trường chia theo vùng có thể phân thành quy hoạch bảo vệ môi trường quốc tế, quy hoạch môi trường khu vực, quy hoạch môi trường đô thị, quy hoạch môi trường khu công nghiệp v.v...; theo nội dung có thể phân thành: quy hoạch khống chế ô nhiễm, quy hoạch bảo vệ sinh thái và quy hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên; căn cứ theo các yếu tố môi trường có thể phân thành quy hoạch: khống chế ô nhiễm nước, quy hoạch khống chế ô nhiễm không khí, quy hoạch xử lí ô nhiễm chất thải rắn, quy hoạch khống chế tiếng ồn v.v...

Từ khoá: Quy hoạch môi trường; Quản lí môi trường.

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...

Thế nào là vật liệu nanomet?

Nếu có người bảo bạn rằng, sắt tự cháy trong không khí, chắc bạn sẽ không tin. Sự thực là khi bạn đem đinh sắt, dây sắt đốt nóng đỏ thì chúng cũng...

Tại sao cây cọ dầu được coi là "vua dầu" trên thế giới?

Khi bạn tới hòn đảo ngọc phía Nam của Trung Quốc - đảo Hải Nam, có thể thấy hai bên đường những hàng cây cao, lá giống như lá dừa nhưng không kết quả...

Tại sao điện ảnh lại có sự phân biệt các loại 4, 6 và 8 đường tiếng?

Điện ảnh từ câm đến có tiếng. Thời kỳ đầu áp dụng đường tiếng đơn.

Tại sao ngón tay người máy lại nhiều kiểu dáng

Ngón tay người máy cũng gọi là bộ thao tác đầu chót, là bộ phận chủ yếu của rôbốt. Có nó, người máy mới có thể làm việc, mới có thể chấp hành nhiệm...

Tại sao động vật biết áp dụng "chính sách nhượng bộ"?

Trong thế giới động vật, hiện tượng tranh đấu là hiện tượng không có gì mới. Song chúng cũng có nguyên tắc tranh đấu của chính mình, đó chính là áp dụng "chính sách nhượng bộ" để tránh hết mức việc đổ máu.

Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi,...

Bến xe nên đặt ở đâu?

Khi chúng ta đi học, đi làm việc, đi mua hàng, ta thường phải đi xe công cộng. Có người ở gần bến xe, có người ở xa.

Giao thông đường ray nhẹ và xe điện chạy trên đường ray kiểu cũ có gì khác nhau?

Giao thông đường ray nhẹ là cách gọi đơn giản loại xe điện chạy trên đường ray cỡ nhỏ và nhẹ hơn đường xe lửa thông thường. Nó chưa có một định nghĩa...