Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành một vấn đề lớn của các thành phố trên thế giới. Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rằng, xử lí rác theo nguyên tắc “biến rác thải thành một tài nguyên” là tối ưu nhất.

Cách xử lí tài nguyên hóa rác thải tức là tiến hành xử lí đối với một phần rác thải có thể sử dụng được, khiến cho nó trở lại thành nguồn nguyên liệu. Muốn tái sinh rác thải thành nguồn nguyên liệu thì trước hết phải phân tách các vật phế thải khác nhau ra. Điều đó đòi hỏi cư dân thành phố phải phân biệt đựng rác thải vào các túi khác nhau. Đó là khâu đầu tiên để tài nguyên hóa rác thải.

Ở Nhật, phụ nữ trong gia đình thường phân rác thải làm hai loại là loại đốt và loại không thể đốt được. Họ bỏ hai thứ này vào hai túi có màu khác nhau. Hàng ngày cứ đến trưa đem túi rác thải để trước cửa, sau đó ngành vệ sinh môi trường sẽ có xe đến thu gom. Đối với những vật phế thải có kích thước lớn như: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bàn ghế xa lông thì mỗi tháng qui định thu một lần. Ở Mỹ, nhà riêng hoặc nhà chung cư đổ rác thải vào một thùng chung bằng nhựa. Rác thải sinh hoạt dùng túi nilon đựng bỏ chung vào thùng nhựa. Loại rác thải như thủy tinh, đồ nhựa hoặc các chai lọ bằng kim loại thì vứt vào thùng hình vuông. Xe chở rác thải cũng được phân loại, có loại xe chuyên chở giấy loại, có loại chuyên chở chai lọ. Những loại rác thải khác nhau này lần lượt được đưa đến địa điểm khác nhau.

Ở Đức, mỗi gia đình đều có ba loại thùng bằng nhựa: đen, vàng và xanh khác nhau. Thùng vàng đựng rác thải đồ nhựa, các đồ hộp kim loại hoặc các túi đồ nhựa, thùng xanh để đựng giấy loại còn thùng đen thì đựng các loại rác linh tinh khác.

Ngoài việc dùng con người để phân loại rác thải thì ở Mỹ, Đức và một số nước khác còn đặt máy phân rác thải tự động. Nó có thể tự động phân rác thải kim loại, đồ thủy tinh, đồ nhựa, cao su và các vật linh tinh khác thành từng thứ riêng rẽ, sau đó đem đi làm nguyên liệu công nghiệp.

Rác thải sau khi qua phân loại, người ta có thể căn cứ vào đặc điểm của chúng để tiến hành xử lí, biến chúng thành những nguồn vật liệu có ích.

Từ khoá: Nguồn vật liệu rác thải.

Tại sao lại có nhật thực và nguyệt thực?

Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, đồng thời, Trái đất lại kéo Mặt trăng quay quanh Mặt trời. Nhật thực và nguyệt thực là kết quả sinh ra từ hai sự vận động này....

Sức nổi của phao cứu sinh bằng bao nhiêu?

Khi bạn mang chiếc phao cứu sinh xinh xắn và vui vẻ vẫy vùng trong nước bạn có nghĩ đến điều này: Sức nổi của phao cứu sinh là bao nhiêu?

Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?

Cho dù cùng chung sống trong một bầy thì những con sư tử trưởng thành cũng không sống cùng những con sư tử nhỏ, coi như đôi bên không có quan hệ cốt nhục.

Tại sao phải xây dựng khu bảo vệ tự nhiên?

Trong thời đại cổ xưa, ảnh hưởng của con người đối với môi trường tự nhiên rất nhỏ, con người và tự nhiên cùng phát triển một cách hài hòa. Đến thời...

Vì sao không thể thấy sao vào ban ngày?

Tất cả các vì sao đều rực sáng cả ngày lẫn đêm. Nhưng chỉ vào sẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban ngày tầng khí quyển của Trái đất đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời...

Thế nào là dự đoán Goldbach?

Vào ngày 7-6-1742, nhà toán học Đức Goldbach đã gửi cho giáo sư Euler một dự đoán “Bất kì một số lẻ nào lớn hơn 5 đều là tổng của 3 số nguyên tố”....

Tại sao phải biến thông tin thành tri thức?

Thông tin là gì thì chúng ta đã làm rõ ngay từ bài một rồi. Thông tin thường có được thông qua việc xử lý và phân tích.

Vì sao không nên uống nước sôi đun lại?

Không nên uống nước lã là điều vệ sinh thường thức mà ai cũng biết, thế nhưng như thế cũng không có nghĩa mọi loại nước đun sôi đều nên uống. Thực ra...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...