Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung". Schiaparelli - nhà thiên văn Italia muốn nhân dịp này vẽ bản đồ Hoả Tinh. Kết quả ông phát hiện trên bề mặt Hoả Tinh có từng khu vực khá đen, giống như biển, ngoài ra còn có những đường đen giống như nối thông từ biển này sang biển khác, hoặc có lúc chúng phối hợp lại thành một đường. Đó là gì? Lẽ nào đó lại là các con sông? Nhưng sông không thể thông từ biển này sang biển khác. Do đó Schiaparelli đã mạnh dạn dự đoán đó là những con kênh đào hay sông đào do sinh vật có trí tuệ trên Hoả Tinh tạo ra.

Sự phán đoán của Schiaparelli sau khi công bố lập tức gây hứng thú cho nhiều người, vì từ lâu con người từng muốn tìm kiếm trên các hành tinh khác xem có tồn tại sự sống không. Chỉ mới cách đây không lâu vào thập kỷ 30, thuyết con người trên Mặt Trăng đã từng dấy lên một thời. Ngày nay sự phát hiện của Schiaparelli không nghi ngờ nữa đã làm cho thuyết có sự sống ở các hành tinh khác trước đây đã nguội đi lại được nhen nhóm lên. Do đó lần phát hiện này không những lập tức dấy lên một cao trào thi đua quan sát Hoả Tinh trong giới thiên văn mà nhiều người nghiệp dư cũng tham gia quan sát.

Một người Mỹ tên là Lowell rất nhiệt tâm đã dựng một đài thiên văn riêng để chuyên quan sát Hoả Tinh. Sau một thời gian dài quan sát ông đã tăng số lượng sông đào trên Hoả Tinh ban đầu từ 130 lên hơn 700 con sông. Trên Hoả Tinh quả thật có nhiều sông đào đến thế chăng? Thực chất chúng có tác dụng gì? Có một số người giả thiết người Hoả Tinh - loại sinh vật có trí tuệ đã đào ra những con sông đào này để đưa băng từ hai cực vào khu vực vĩ độ thấp tưới cho những vùng khô cằn.

Nhưng trong những năm tháng say sưa quan trắc các sông đào Hoả Tinh thì người ta cũng phát hiện thấy những bức tranh sông đào mà nhiều người vẽ ra rất khác nhau, không những khác nhau về số lượng mà cả hướng đi, hình thái cũng khác nhau. Đó là vì sao? Cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra nhưng vẫn không đi đến nhất trí.

Vậy có phải trên Hoả Tinh quả thật có sông đào không? Cùng với sự phát triển của kỹ thuật quan trắc thiên văn, việc sử dụng những kính viễn vọng có tần suất phân biệt cao cuối cùng đã giúp con người phát hiện ra những dải tối được gọi là các kênh đào ấy, trên thực tế là do nhiều hố vẫn thạch độc lập, to nhỏ khác nhau cấu tạo nên. Trong điều kiện khả năng phân biệt của thiết bị không cao, vì cảm giác sai của con người mà đã nối chúng thành từng đường. Chính vì chúng không phải là những đường tồn tại thật mà là do cách nối tạo nên, cho nên người quan sát khác nhau dựa vào thị giác chủ quan của mình mà vẽ nên những đường khác nhau.

Gần đây loài người đã phóng những thiết bị thăm dò vũ trụ, tiến hành quan trắc thăm dò chụp một lượng lớn các bức ảnh Hoả Tinh ở cự ly gần. Các nhà khoa học thông qua phân tích và nghiên cứu những bức ảnh này đã hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại các kênh đào trên Hoả Tinh. Hoả Tinh là một thế giới đầy bụi cát và đá rất hoang vu, ở đó không những không có dấu vết của sinh vật có trí tuệ nào mà cũng không quan sát thấy nước, đương nhiên càng không có kênh đào do sinh vật cao cấp đào nên. Tuy nhiên trên bề mặt Hoả Tinh tồn tại nhiều vết ngang dọc đan xen nhau khô cằn, nhưng những sản vật do tự nhiên tác dụng đó hoàn toàn không liên quan gì với sinh vật có trí tuệ.

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Giao thông trong tương lai sẽ như thế nào?

Có bao giờ bạn tưởng tượng rằng bạn ngồi vào tên lửa để đi du lịch Vũ Trụ chưa? Bạn có thể tin rằng ô tô có thể chạy trên đường bộ, lại có thể bay...

Phần mềm và chương trình của máy tính là một chăng?

Chúng ta nói tới hai từ: phần mềm và chương trình; chẳng hạn: Tôi có được một phần mềm mới; Chương trình tôi soạn ra còn phải thử nghiệm; Chức năng...

Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt?

Loài cá sấu hung dữ theo truyền thuyết khi nuốt những động vật nhỏ bé sẽ chảy ra "giọt nước mắt bi thương". Do vậy, từ xưa đã có câu ngạn ngữ mà tất cả mọi người đều biết, đó là "nước mắt cá sấu".

Tại sao có một số con đường cần phải nhuộm màu?

Những con đường mà chúng ta thường thấy nếu không phải là mặt đường nhựa màu đen thì là mặt đường xi măng màu xám. Nói đến đường màu, e rằng chỉ thấy...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè?

Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để toả bớt nhiệt lượng.

Tại sao cần trồng nhiều bãi cỏ bằng phẳng?

Nếu trước mắt bạn có một bãi cỏ êm như nhung thì bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái, nếu có thể bạn sẽ không hề do dự mà ngồi xuống, nằm ra, thậm chí ngắt...

Thế nào là thiết kế giao thông không có chướng ngại trên đường?

Một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và trình độ văn minh của một thành phố hiện đại là thành phố có cung cấp "hệ thống không có chướng...