Like
Share
Copy link
Chúng ta thường gặp hiện tượng thú vị sau: khi ta nói hoặc hát, ghi băng lại, cho dù máy ghi âm tốt bao nhiêu thì khi phát băng, âm thanh mà ta nghe được không hoàn toàn giống với tiếng nói của mình. Nhưng điều kỳ lạ là người khác nghe thì vẫn cảm giác được đó là giọng nói của bạn, nó không khác gì âm thanh của bạn nói thường ngày. Vì sao lại như thế?
Bí mật then chốt ở đây là đường tiếp nhận âm thanh khác nhau. Mọi người đều biết, người ta dùng tai để tiếp thu âm thanh từ bên ngoài. Nhưng khi bạn nói thì âm thanh phát ra không chỉ đi qua không khí và truyền vào tai mà nó còn thông qua xương sọ để truyền tín hiệu âm thanh đến thần kinh thính giác. Trên thực tế, âm thanh của chính mình mà bạn nghe thấy được truyền đến đồng thời qua cả "đường truyền qua không khí" và "đường truyền qua xương sọ".
Khi bạn dùng máy ghi âm để phát lại tiếng nói của mình thì bạn chỉ nghe được tiếng nói truyền đến tai qua không khí mà không nghe được bằng con đường "truyền qua xương sọ". Do đó, mặc dù âm thanh không hề thay đổi, bạn vẫn cảm thấy không còn giống tiếng nói của mình nữa.
Tại sao loại tàu thuỷ đệm khí có thể chạy rời khỏi mặt nước?
Tại sao Hitler sử dụng hình chữ “Vạn” làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã?
Vì sao lại nung luyện được các đồ gốm sứ có nhiều màu rực rỡ?
Tổng diện tích Trái Đất được tính bằng cách nào?
Tại sao cần phải xây dựng kênh đào?
Thế nào là bí mật "Tunguska"?
Vì sao không nên để thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?
Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?
Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?