Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?

Chắc bạn đã nhìn Mặt Trời mọc. Khi nhìn thấy những tia nắng bình minh đầu tiên, bạn có biết rằng tia nắng đó đi từ Mặt Trời đến Trái Đất mất 8 phút 20 giây không? Bạn có hình dung được Mặt Trời cách ta bao xa không? Cần biết rằng ánh sáng mỗi giây đi được 30 vạn km, tức là nó vòng quanh đường xích đạo Trái Đất một vòng chỉ cần 7 phút 1 giây. Khoảng cách bình quân từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km (gọi tắt là 1 đơn vị thiên văn).

Nhưng theo cự ly mà xét thì Trái Đất chỉ là hành tinh thứ ba của Mặt Trời. Trong số 9 hành tinh lớn của Mặt Trời thì Sao Diêm vương là xa nhất. Cự ly bình quân của nó đến Mặt Trăng gấp khoảng 40 lần cự ly từ Trái Đất đến Mặt Trời. Cho nên ánh sáng Mặt Trời vượt qua quỹ đạo của sao Diêm Vương cần 1 ngày từ sáng đến tối. Cự ly này lớn đấy chứ? Nhưng quỹ đạo của Diêm Vương Tinh vẫn chưa được xem là biên giới ngoài cùng của hệ Mặt Trời. Trên thực tế trong hệ Mặt Trời còn có một số thiên thể, khi nó cách xa Mặt Trời nhất thông thường còn vượt qua rất nhiều quỹ đạo của Diêm Vương Tinh, đó chính là sao chổi. Có một số sao chổi quỹ đạo dẹt đến mức kỳ lạ, phải mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm sau mới trở lại một lần. Như vậy cự ly của chúng cách Mặt Trời có thể vượt qua mấy trăm tỉ km.

Ở thập niên 50 của thế kỷ XX, nhà thiên văn Hà Lan là Auter đã đề xuất, ở ngoại vi hệ Mặt Trời, cách Mặt Trời khoảng 15 vạn đơn vị thiên văn, có một kết cấu cầu tròn tương đối đồng đều, trong đó có một lượng lớn sao chổi nguyên thuỷ. Tầng cầu này được gọi là "mây Auter". Thực chất có tồn tại cái gọi là "mây Auter" này không còn phải chờ các nhà thiên văn nghiên cứu thêm. Nhưng cho dù ta lấy phạm vi "mây Auter" này làm kích thước của hệ Mặt Trời thì toàn bộ hệ Mặt Trời so với hệ Ngân hà mà nói cũng chỉ mới là một hạt cát trong biển cát mênh mông. Còn hệ Ngân hà trong vũ trụ mênh mông lại càng chỉ là một chấm đảo nhỏ trong biển khơi mà thôi.

Vì sao dùng máy tính điện tử lại có thể chứng minh được định lí toán học?

Vào năm 1976 từ trường đại học Ilinoi ở nước Mỹ đã truyền đi một nguồn tin làm kinh động mọi người. Hai nhà toán học Abel và Hakan đã chứng minh được...

Vì sao kính đổi màu lại thay đổi được màu đôi mắt kính?

Ánh nắng gay gắt của mùa hè cũng như màu tuyết trắng nhức nhối của mùa đông đều gây tác dụng kích thích rất mạnh cho đôi mắt. Để chống lại hiện tượng...

Vì sao mấy năm gần đây thiên tai xảy ra liên miên?

Mùa hè năm 1991, lưu vực sông Hoài và Thái Hồ bị thiên tai lũ lụt nghiêm trọng kể từ ngày dùng nước đến nay, trực tiếp gây tổn thất hơn 60 tỉ đồng. Hè...

Câu chuyện về số vô cùng bé và số 0 như thế nào?

Thế nào là số vô cùng bé? Ta xét một ví dụ hàm số f(x) = 1/x. Khi x lấy giá trị càng ngày càng lớn thì hàm f(x) sẽ ngày càng bé và tiến dần đến 0.

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Vì sao gọi phích nước nóng là không chính xác?

Chúng ta thường quen gọi phích giữ nhiệt là phích nước nóng, bởi vì trong gia đình chúng ta thường đổ nước sôi vào trong phích để giữ nhiệt.

Có phải nhóm máu một người suốt đời không thay đổi?

Trước đây, người ta luôn cho rằng nhóm máu của một người suốt đời không thay đổi. Vì vậy, có người gọi nhóm máu là "hộ khẩu đỏ".

Dùng phương pháp gấp giấy đểtiến hành thí nghiệm như thế nào?

Trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt hằng ngày người ta hay gặp vấn đề “chọn lựa tối ưu”. Ví dụ trong phương pháp luyện thép, người ta có thể đưa...

Vì sao nói vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có thể có sự sống?

Tháng 3 năm 1979 nước Mỹ phóng thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyagers) bay qua bầu trời Mộc Tinh đã bất ngờ phát hiện vệ tinh thứ hai của...