Like
Share
Copy link
Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh. Chúng ta làm vỡ một chiếc cốc thủy tinh trong suốt không màu, các mảnh vụn thủy tinh sau đó vẫn trong suốt, nếu gom lại thành một đống thì sẽ càng trắng xóa. Thủy tinh càng vỡ vụn, màu sắc của đống được vun lại càng trắng. Đặc biệt, nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh giống như bột thì nó sẽ trông như một đống tuyết.
Tại sao lại như thế? Bởi thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra rất nhiều đợt khúc xạ, các tia sáng sau khi trải qua nhiều lần khúc xạ hoặc tán xạ theo các hướng khác nhau, do đó khi mắt chúng ta bắt gặp những tia sáng đó thì tạo ra cảm giác trắng xóa. Sóng biển cũng vậy, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn sẽ thấy sóng biển có màu trắng.
Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?
Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng
Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?
Vì sao khi thực hiện các phép toán lại chia thành ba cấp?
Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?
Vì sao các nhà thiên văn phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?
Có thể tẩy sạch màu trên gốm được không?
Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?
Thi thể trong khoảng không phân rã như thế nào?