Tại sao phải đeo kính đen khi đi thám hiểm ở Nam cực?

Chúng ta thường thấy trên tivi, những người đi thám hiểm ở Nam cực đều đeo kính đen và những vận động viên leo những dãy núi cao cũng đeo kính đen. Bạn có biết tại sao không?

Đeo kính đen là để bảo vệ mắt. Nguyên nhân là ở trên núi cao, cường độ ánh sáng mặt trời phát ra rất mạnh, không khí ở trên đó khá loãng. Những ngọn núi có độ cao trên 4.500m so với mực nước biển, mây mù che phủ quanh năm, mức độ phản xạ của băng tuyết với tia sáng mặt trời rất mạnh. Nhưng, ở Nam cực, cả một khu vực rộng bao la, không có cư dân sinh sống (hiện nay chỉ có một số đội thăm dò đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học), các loại ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí là không đáng kể. Do vậy, cường độ tia tử ngoại ở Nam cực còn mạnh hơn ở nơi khác rất nhiều.

Ánh sáng Mặt trời bao gồm loại ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy, một lượng lớn tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Ở trên núi cao hay ở Nam cực, cường độ ánh sáng tăng, làm tăng hàm lượng tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Những tia tử ngoại và hồng ngoại cường độ mạnh, có tác hại rất lớn đối với mắt, nếu không chú ý bảo vệ, mắt sẽ bị tổn thương. Ngoài ra, ánh sáng chiếu xuống tuyết gây phản xạ thường làm mắt bị hoa. Nếu nhìn tuyết thường xuyên sẽ giảm thị lực, ảnh hưởng đến độ tinh của mắt.

Vì vậy những vận động viên leo núi và những nhà thám hiểm Nam cực phải đeo kính đen để bảo vệ đôi mắt, tránh những tác hại của tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Ngoài ra, kính đen còn là dụng cụ hữu hiệu tránh được những tia khúc xạ của Mặt trời. Kính khúc xạ dành cho những ánh sáng bị gẫy khi đi qua thấu kính khúc xạ theo đường quả trám, nhưng không thể ngăn được những ánh sáng bị gẫy truyền qua theo phương thẳng đứng. Như thế, đeo kính đen có thể loại bỏ những chùm ánh sáng bị gẫy do tuyết tạo ra, không chỉ làm giảm bớt cường độ dòng sáng mà còn có thể làm thay đổi hiện tượng tán sắc ánh sáng, làm giảm mức độ tổn thương cho mắt.

Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên...

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Tại sao cần phải bảo vệ các kiến trúc cổ của thành phố?

Kiến trúc cổ của thành phố là một tài sản vô giá, một loại biểu trưng, một giai đoạn lịch sử, nó ghi lại bối cảnh văn hoá và sự uyên thâm về tinh thần...

Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao...

Hệ Mặt trời lớn như thế nào?

Có lẽ bạn đã xem cảnh Mặt trời mọc, khi bạn đón tia nắng đẩu tiên lúc bình minh, chắc bạn biết rằng: nó chiếu xuống Trái đất của chúng ta từ Mặt trời...

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?

Trong cơ thể người có mạng huyết quản phân bố khắp cơ thể. Máu theo huyết quản tuần hoàn trong khắp người và nuôi sống con người.

Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện...