Cuộc chiến điện tử chính là cuộc chiến thông tin chăng?

Cuộc chiến điện tử (Electronic Warfare) khác với cuộc chiến thông tin (Information War - IW). Có thể nói cuộc chiến thông tin bao hàm cuộc chiến điện tử, quan hệ giữa chúng là quan hệ lệ thuộc. Dù rằng xét về nội hàm hay xét về bề ngoài thì cuộc chiến thông tin có nội dung phong phú và rộng lớn hơn cuộc chiến điện tử. Cuộc chiến thông tin là cuộc chiến hai bên địch ta nhằm quyền kiểm soát thông tin trong lĩnh vực tin tức; còn cuộc chiến điện tử lại là cuộc đối kháng mà hai bên địch ta tiến hành theo cách sử dụng tần số điện từ. Giữa chúng vừa có khác biệt lại vừa có mối liên hệ.

Trước hết, đối tượng của cuộc chiến điện tử và cuộc chiến thông tin là khác nhau. Đối tượng của cuộc chiến thông tin là các hệ thống thông tin của đối phương và cả các thiết bị liên quan; còn đối tượng của cuộc chiến điện tử là các thiết bị điện tử của đối phương và các thiết bị liên quan trong hệ thống chỉ huy thông tin, như hệ thống rađa thăm dò, hệ thống dẫn đường cho tên lửa.

Sau đó là nhiệm vụ tác chiến của cuộc chiến điện tử và cuộc chiến thông tin cũng khác nhau. Nhiệm vụ của cuộc chiến thông tin tìm cách thu nhận, quản lý, sử dụng và khống chế các loại thông tin; đồng thời cũng phòng chống đối phương thu nhận và sử dụng hữu hiệu các thông tin. Nhiệm vụ của cuộc chiến điện tử là phóng ra điện từ trường cực mạnh để làm nhiễu và khống chế tín hiệu của đối phương, khiến đối phương không thể sử dụng hữu hiệu tần số điện từ.

Cuộc chiến thông tin và cuộc chiến điện tử có mối liên hệ nội tại. Hình thức tác chiến của cuộc chiến điện tử có tính đối kháng thông tin. Nó là hình thức biểu hiện của cuộc chiến thông tin trong lĩnh vực tần số điện từ. Cuộc chiến điện tử là một bộ phận hợp thành hữu cơ của cuộc chiến thông tin, là một cách thức quan trọng giành ưu thế thông tin trong cuộc chiến thông tin.

Ví dụ trong cuộc chiến điện tử có thể đưa virut vào hệ thống máy tính của đối phương bằng cách thông tin vô tuyến, cướp thời cơ phá hoại hệ thống chỉ huy vũ khí vi tính của đối phương, khiến chúng trong thời điểm mấu chốt bị đánh lừa hoặc khiến toàn bộ hệ thống tan rã. Đó cũng là một phương pháp công kích đối phương được áp dụng trong cuộc chiến thông tin. Lại ví dụ, trong cuộc chiến thông tin có thể dùng phương pháp nghe trộm điện từ để có được thông tin, và đó cũng là một nhiệm vụ của cuộc chiến điện tử.

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Tại sao lại có một số quả như quả bầu, quả dưa chuột bị đắng?

Quả bầu nướng là một món ăn ngon đầu mùa hạ ở phía Nam Trung Quốc, nhưng có khi gặp phải “quả bầu đắng”, ngay cả thịt cũng đắng đến nỗi không ăn nổi....

Vì sao có người thị lực yếu?

Có người thị lực rất kém, tuy nhìn bề ngoài, con mắt của họ trông vẫn bình thường; kết quả kiểm tra đáy mắt không có gì khác biệt.

Tại sao ruồi chuyên đậu ở những nơi bẩn lại không bị bệnh?

Ruồi thích đậu ở bãi phân và sống ở trên những đồ vật bẩn như động, thực vật thối rữa... Bên trong các đồ vật thối rữa này có chứa một số lượng lớn các loại vi khuẩn.

Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?

Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh..

Có bao nhiêu loại sơn?

Sơn là loại vật liệu vừa để bảo vệ vừa trang trí. Các vật liệu truyền thống nói chung đều là những chất ở thể lỏng đặc quánh, sau khi sơn, để khô, sẽ...

Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?

Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì...

Tại sao sinh vật cũng có thể khai thác quặng?

Nói đến hầm mỏ chúng ta nghĩ ngay sẽ một cảnh tượng máy móc chạy ầm ầm trên công trường, những chiếc cần cẩu to lớn chuyển một số lượng lớn quặng lên những chiếc xe tải...