Tại sao người chơi rắn không sợ bị rắn độc cắn?

Rất nhiều người sợ rắn, bởi vì rắn độc đã cắn vào người chỉ có thể làm cho người đó đi vào chỗ chết.

Tuy nhiên, trên các đường phố ở ấn Độ lại thường có một số người mãi nghệ (gánh hát), quấn rắn độc khắp người hay cổ của mình, hoặc dùng tay cầm một con rắn hổ mang từ trong sọt tre ra đặt lên trên mặt đất, vừa thổi sáo, vừa làm cho con rắn vươn cổ thè lưỡi kêu vù vù hoặc nhảy múa nhẹ nhàng, để mời chào người xem. Tại sao những người mãi nghệ này không sợ bị rắn độc cắn vậy?

Đại đa số rắn độc khác với rắn không độc, hai bên khoang miệng gần hàm trên có một tuyến độc, ống dẫn tuyến độc thông thẳng đến phần gốc của răng độc. Khi rắn độc cắn người, cơ thịt xung quanh tuyến độc co lại, ép tuyến độc xuống, dịch độc do tuyến độc tiết ra liền từ ống dẫn tuyến độc chuyển đến răng độc, lại qua lỗ rãnh hay lỗ ống dẫn dịch độc của răng độc chảy vào cơ hoặc huyết quản của cơ thể người, dịch độc rất nhanh theo tuần hoàn của máu chạy khắp cơ thể người, làm cho máu hoặc thần kinh trúng độc. Dịch độc của rắn độc là do răng độc chích vào trong cơ thể người, khi nhổ răng độc đó đi, cho dù bị rắn độc cắn thì cũng không nguy hiểm nữa. Có một số người chơi rắn biết rõ bí ẩn trong đó, do vậy trước đó đã nhổ mất răng độc của rắn.

Vả lại, rắn độc tiết ra dịch độc cũng có quy luật nhất định. Căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà khoa học, số lượng, nồng độ độc tố mà tuyến độc tiết ra dịch độc thường biến đổi theo mùa. Rắn độc sau khi ngủ đông tỉnh lại, dịch độc mà tuyến độc tiết ra tương đối đậm đặc, chứa độc tố khá nhiều và độc tính cũng nhiều hơn. Các mùa khác, dịch độc mà rắn độc tiết ra tương đối loãng, độc tính cũng thấp. Rắn độc sau khi thải ra dịch độc, tuyến độc phải cách một thời gian khá dài mới lại tiết ra được và tích luỹ được dịch độc, do vậy rắn liên tục cắn người, thì lượng dịch độc giảm và độc tính cũng ít. Để bắt rắn độc trước tiên để cho nó cắn vào động vật khác hoặc đồ vật mềm, làm cho dịch độc thải ra hết, trong thời gian ngắn tuy bị nó cắn thì cũng không bị nguy hiểm nữa.

Rắn độc còn có một thói quen, chỉ khi rất đói hay bị giẫm đau mới cắn người. Cho nó ăn no, không giẫm đau nó thì sẽ không cắn người; cho dù bị cắn, thì dịch độc cũng không đến nỗi quá nhiều và độc tính cũng không lớn. Trên chợ, có những con rắn được lắc qua lắc lại trong tay người bán rắn, đa số đều là rắn không độc, cho nên không sợ bị cắn.

Những người mãi nghệ hoặc những người chơi rắn đã hiểu và nắm rõ những quy luật này, bắt những con rắn độc qua xử lí thì có thể làm theo ý muốn hoặc tiến hành biểu diễn những trò "mạo hiểm" trước mặt người xem.

Vì sao mặt thanh niên dễ phát sinh nốt mụn?

Ở nhiều thanh niên độ tuổi 17-18, trên mặt thường xuất hiện những nốt mụn (y học gọi là nốt mẩn). Chúng nhấp nhô cao thấp khiến cho họ cảm thấy rất...

Đồi mồi của người già hình thành như thế nào?

Cổ, mu bàn tay và hai bên mặt của người già thường xuất hiện những đốm đen, to nhỏ khác nhau, đó là đồi mồi. Nó biểu hiện rằng cơ thể của người già...

Tại sao bên cạnh cây đàn hương lại phải trồng thêm một loại cây khác?

Cây đàn hương là loại cây kinh tế quí nổi tiếng. Nó chứa dầu thơm gọi là “dầu đàn hương”, vì thế mà gỗ đàn hương có mùi thơm lâu và rất dễ chịu.

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Tại sao nhà hát Sydney lại có hình con sò?

Khi xem Olympic 2000, mọi người đều nhận thấy kiến trúc biểu tượng của thành phố Sydney là nhà hát Sydney có hình dạng con sò màu trắng nổi lên giữa đại dương xanh biếc.

Kim loại nào nhẹ nhất?

Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti là một trong...

Bí mật sự hồi sinh của ve sầu

Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong...

Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.

Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương?

Cá ấn là một loại cá biển rất thú vị, nó chu du khắp nơi trong nước, nhưng nó thường không phải tiêu hao một chút sức lực nào, mà là dựa vào sức lực của kẻ khác. Vì vậy, cá ấn đã trở thành "lữ hành gia miễn phí" nổi tiếng.