Người câm có nhất định là điếc không?

Người điếc không nhất định là câm, nhưng người câm hầu như đều là điếc. Rất nhiều người tai không nghe thấy người khác nói, nhưng tự mình nói lên lại rất rõ giống như người khác cũng là người điếc vậy. Còn người câm thì không như thế, trừ khi anh ta đang nói chuyện với bạn, nếu không thì dù có hét vỡ họng anh ta vẫn không biết để trả lời.

Con người sở dĩ biết nói hoàn toàn là do học nhau mà ra. Học nói là một quá trình phức tạp. Trẻ em

đều thông qua tiếp xúc với những người chung quanh, nói chuyện với họ, bắt chước người lớn, dần dần mới biết nói. Nếu một người sinh ra đã không thể nghe được, hoặc ở thời kỳ bắt đầu học chữ bi bô mà mất đi thính lực thì không thể nghe thấy tiếng nói của người khác, như thế sẽ không biết nói, nhiều nhất chỉ có thể phát âm một số từ đơn điệu.

Nói chung, người điếc bẩm sinh thường ít gặp. Bệnh xảy ra chủ yếu do cơ quan thính giác phát triển không đầy đủ, hoặc trong thời kỳ mang thai, người mẹ đã uống một lượng lớn các loại thuốc Streptromixin, Kanamixin, làm tổn thất thần kinh thính giác; hoặc khi sinh, phần đầu bị kẹp tổn thương làm cho cơ quan thính giác hỏng đi.

Người điếc hậu thiên xảy ra do một loại bệnh nào đó sau khi sinh ra, khiến cho bộ máy truyền âm của lỗ tai bị hỏng, hoặc là bệnh khiến cho tai trong và thần kinh thính giác bị thay đổi.

Nhưng điếc có dẫn đến câm không? Còn phải xem người khác giúp đỡ bệnh nhân như thế nào. Nếu bố mẹ đối với người con bị điếc thiếu kiên nhẫn, cho rằng dù sao con mình đã không nghe thấy thì cũng không thể nói chuyện với nó được, đưa trẻ ban đầu sẽ có thể nghe thấy một ít, nhưng sau đó vì không được luyện tập nên dần dần biến thành câm. Nếu cha mẹ kiên trì giúp đỡ, huấn luyện con chú ý nhìn vào miệng nói của mình thì dù điếc tương đối nặng, trẻ cũng có thể dần dần hiểu được ý câu nói. Sau đó, có thể đưa trẻ đến trường câm điếc để học phát âm và học nói để diễn đạt được ý muốn của mình mà không phải dùng tay ra hiệu.

Triều lạnh được hình thành như thế nào?

Triều lạnh, nghe tên thì biết được ý nghĩa của nó là không khí lạnh dâng lên từng đợt như thủy triều. Nhưng thực ra không phải các đợt gió mạnh tràn...

Mắt bão lặng gió

Bão thực chất là một khối không khí quay tròn có phạm vi rất lớn, nó vừa xoay vừa di chuyển. Tại trung tâm của bão, áp suất khí rất thấp, trong khi...

Thế nào là hội nghị truyền hình?

Báo san văn trích xuất bản tại Thượng Hải năm 1996 từng đăng một bài báo như sau: Một văn phòng lớn của Bộ Văn hóa Thụy Điển đã lắp đặt một màn truyền...

Vì sao có hiện tượng lũ bùn đá?

Bạn đã xem bộ phim khoa học giáo dục “Lũ bùn đá” chưa? Cảnh tượng lũ bùn đá xuất hiện đột ngột, quả thật con người rất hiếm khi thấy: một phần bùn...

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Về “không gian nhiều chiều” trong toán học như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi nói đến không gian là nói đến “không gian thực”, nói đến hình thức tồn tại khách quan của sự vật xác định bằng chiều...

Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn...

Vì sao nước thịt, nước cá lại đông?

Vào mùa đông khi cột thủy ngân trong nhiệt kế xuống 0°C hay thấp hơn, nước sông sẽ đông lại, thì nước cá, nước thịt trong nhà cũng đông lại.

Vì sao phải làm "đường cho cóc xanh" và "tường bảo vệ loài chim tapi"?

"Đường cóc xanh" ở Mewen miền đông nước Mĩ, đó là vùng nhiều hồ nước. Ở đó có nhiều loài cóc, to nhỏ, màu sắc khác nhau sinh sống.