Côn Minh - Thành phố mùa xuân vì sao lại có tuyết rơi?

Thành phố Côn Minh là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, ở đây mùa đông không giá rét, mùa hè không nóng bức, khí hậu rất ôn hòa. Ví dụ như vào tháng một, đây là thời gian rét đậm của mùa đông trên các tỉnh thành khác ở Trung Quốc, nhưng tại Côn Minh nhiệt độ trung bình vẫn duy trì ở mức trên dưới 10°C. Ở đây, mùa đông có tuyết rơi là một việc hiếm thấy.

Nhưng mười mấy năm trở lại đây tại thành phố này đã xuất hiện vài lần tuyết rơi. Ngày 20 tháng 1 năm 2000, Côn Minh đã xuất hiện một trận tuyết lớn, rơi liền trong 24 tiếng, khiến cả thành phố mùa xuân bị chìm trong biển tuyết giống như phong cảnh phía bắc. Ngày 27 tháng 12 năm 1983, tại Côn Minh một trận tuyết lớn kéo dài trong 32 tiếng. Trên mặt đất, độ dày của tuyết lên tới 36 mm so với trận tuyết lớn nhất ở Bắc Kinh (dày 24 mm) dày hơn tới 12 mm; nhiệt độ thấp nhất -7°C. Đây quả thực là một mùa đông cực kì giá rét. Theo ghi chép lịch sử, từ thế kỉ 14 trở lại đây, Côn Minh đã xuất hiện ít nhất 7 lần tuyết rơi lớn như thế này. Vào tháng 2 năm 1936, đã có một trận tuyết lớn, tuyết dày đến 7 thước (1 thước tương đương 0,3333m), khiến nhiều người và súc vật bị chết rét. Năm 1928 cũng đã xảy ra một trận bão tuyết lớn, tuyết dày hơn 30 mm, sau 5-6 ngày tuyết mới tan hết.

Thành phố mùa xuân-Côn Minh tại sao lại có lúc thời tiết vô cùng giá rét và xuất hiện tuyết rơi?

Côn Minh nằm trong cao nguyên Vân Quý (Vân Nam-Quý Châu), cao hơn khoảng 2000 m so với mực nước biển. Phía bắc và tây bắc của vùng cao nguyên này là cao nguyên Thanh Tạng còn cao hơn. Khi luồng không khí lạnh từ vĩ độ cao di chuyển về phía nam gặp phải sự cản trở của cao nguyên Thanh Tạng, nên chỉ có thể di chuyển qua phía đông của cao nguyên, qua sông Hoàng Hà, Trường Giang, tới vùng Hoa Trung (bao gồm vùng Hồ Bắc, Hồ Nam ở trung du Trường Giang, Trung Quốc) và Hoa Đông (bao gồm Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Đài Loan và thành phố Thượng Hải Trung Quốc) sau đó tiếp tục di chuyển tới sườn phía đông Bắc của cao nguyên Vân Quý. Luồng không khí lạnh này phải vượt qua một chặng đường rất dài do đó đã suy yếu đi rất khó lên tới cao nguyên Vân Quý. Sức gió chỉ có thể di chuyển lên một nửa sườn núi thì phải dừng lại không thể di chuyển lên cao hơn được nữa, đây chính là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Cùng với sự di chuyển của luồng không khí lạnh khiến luồng không khí ấm bị bốc lên cao và bị khống chế ở đây, tạo thành các đám mây đen dày đặc bao bọc lấy khu vực tỉnh Quý Châu gây ra hiện tượng thời tiết âm u và mưa. Do vậy mới có cách nói: “Không nổi ba ngày nắng”. Trong khi đó địa hình của Côn Minh cao hơn Quý Châu rất nhiều nên luồng không khí lạnh thường không thể lên được, do đó không khí ở đây thường rất ấm áp. Chỉ khi có luồng không khí lạnh đặc biệt mạnh mới có thể vượt qua được cao nguyên, khống chế được thời tiết ở Côn Minh thì lúc này nhiệt độ tại đây mới nhanh chóng giảm xuống, thậm chí có thể hạ dưới 0°C. Nếu như lúc đó gặp phải luồng không khí nóng thổi từ vịnh Bănglađét tới, thì hai luồng không khí lạnh và nóng này gặp nhau dẫn đến một lượng lớn hơi nước được ngưng tụ và xuất hiện tuyết rơi khắp bầu trời. Tất nhiên, cơ hội để hai luồng không khí này có thể gặp nhau là rất hiếm. Điều này đã chứng minh được vì sao Côn Minh đôi khi có tuyết rơi.

Vì sao người bị bệnh tim thường bị tím môi?

Trong cơ thể có hai loại máu: máu động mạch chứa nhiều ôxy nên có màu đỏ tươi; máu tĩnh mạch chứa CO2 nên màu hơi đen.

Tại sao vệ tinh địa tĩnh có thể đứng yên?

Đứng ở một nơi nào nếu ném một quả cẩu theo chiều nằm ngang, do lực hấp dẫn của Trái đất, quả cẩu sẽ bay theo một đường cong và nhanh chóng rơi xuống...

Vì sao người lại mọc răng hai lần?

Các cơ quan trong cơ thể chỉ sinh ra một lần, sau khi sinh ra thì không thay đổi nữa. Chỉ có răng mọc hai lần.

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Vì sao các nhà thiên văn phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

Mặt trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất. Tất cả mọi sự biến đổi phát sinh trên Mặt Trời đều liên quan mật thiết với cuộc sống thường...

Vì sao nói cây mía là vệ sĩ bảo vệ môi trường?

Mía ngoài việc hấp thụ một số khoáng chất trong đất, chủ yếu là hấp thụ khí CO2 trong không khí. Mía hàng ngày có thể hấp thụ một lượng khí CO2 cao...

Vì sao giảm béo khó đến thế?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, thân thể mọi người ngày càng béo hơn. Rất nhiều người bị giày vò vì béo quá, tìm muôn phương ngàn kế để...

Vì sao phải hạn chế và loại bỏ "rác thải vũ trụ"?

Kể từ ngày 4/10/1957, Liên Xô cũ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến nay, loài người đã phóng vào vũ trụ hàng vạn vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy...

Vì sao phải kiên quyết xử lí ô nhiễm sông Hoài?

Hoài Hà ngày xưa gọi là Hoài Thủy. Sông dài hơn 1.