Vì sao khi chơi bóng rổ không dễ gì ném trúng liền hai quả vào rổ?

Bóng rổ là môn thể thao được khá nhiều bạn trẻ ưa thích. Trong tình thế hết sức khẩn trương chạy về phía rổ, với động tác đẹp ném trúng vào rổ đối phương được cả cầu trường hoan hô vang dậy thì quả là điều hết sức phấn kích. Thế nhưng việc ném trúng liền hai quả vào rổ đối phương không phải là chuyện dễ. Vì sao vậy?

Giả sử có người ném rổ với xác suất trúng đích là 1/2 thì trung bình cứ hai lần ném rổ sẽ có một lần trúng đích. Nếu ném liền hai quả thì có thể có 4 tình huống xảy ra: trúng, trúng; không trúng, trúng; không trúng, không trúng; trúng; không trúng. Cơ hội xuất hiện các tình huống là như nhau. Cũng lí luận tương tự khi ném liền ba quả về phía rổ thì xuất hiện tám tình huống có cơ hội xuất hiện như nhau.

Nói chung khi ném n lần liền thì có 2n tình huống có cơ hội xuất hiện như nhau. Khả năng xuất hiện hai lần ném trúng rổ liên tiếp trong 2n lần ném sẽ là 1/2n. Nếu ném 10 lần thì khả năng ném trúng hai lần liên tiếp là 1/210 = 1/1024 tức khả năng chưa đến một lần trong 1000 lần ném, từ đó cho thấy mức độ khó thực hiện của sự kiện đưa ra.

Cũng có người chưa thực sự tin vào kết luận đó, cho rằng điều đó chỉ đúng đối với đấu thủ ném rổ kém, còn các đấu thủ ném rổ tốt chắc không đến nỗi như vậy.

Xin các bạn chú ý, đối với các đấu thủ xác suất ném trúng đích là 1/2, thì sau n lần ném khả năng ném trúng hai lần liền là 1/2n tức (1/2)n. Nếu với một đấu thủ ném rổ giỏi có xác suất ném trúng rổ đến 9/10 (!) thì sau 10 lần ném rổ xác suất ném trúng đích hai lần liền là (9/10)n ≈ 0,34867844, ước khoảng đạt được 1/3, khả năng thành công của hai lần ném trúng rổ liên tiếp cũng không đến 1/2. Do đó ngay với các đấu thủ ném rổ rất giỏi thì khả năng ném rổ trúng đích hai lần liên tiếp không phải là việc dễ thực hiện.

Sự kiện trên đây gợi ý cho ta trong nhiều công việc hàng ngày. Ví dụ khi bắn bia, việc bắn trúng mấy phát đạn liền vào đích là việc không khó lắm nhưng nếu muốn trở thành một người bắn trăm phát trăm trúng thì quả là điều không dễ làm. Ví dụ với một lái xe, lái một vạn kilômét, 2 vạn kilomet an toàn là dễ thấy nhưng lái xe được 40 vạn kilomet an toàn thì là điều khá hiếm.

Nước biển vì sao lại mặn?

Khi tắm biển, không may sặc nước ta sẽ cảm thấy nước biển vừa mặn vừa đắng, khác hoàn toàn với nước máy, nước sông và nước giếng ta thường dùng.

Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất?

Cánh của đà điểu đã bị thoái hoá không có khả năng bay lượn, là một loài chim chạy giỏi nhưng không biết bay.

Vì sao khi da bị chảy máu thì máu sẽ tự động đông lại?

Trong cơ thể, khắp nơi đều có mạch máu. Trong "dòng sông" đó, máu là chất nước màu hồng chảy đi cuồn cuộn.

Vì sao Hỏa tinh có màu gỉ sắt?

Thẩn chiến tranh quả khiến người ta nhớ đến thứ vũ khí han gỉ bởi cái màu đỏ nồng của nó, khác xa với Trái đất. Các nhà khoa học cho biết đó là vì Hoả...

Tại sao máy giặt hoàn toàn tự động lại có thể tự động vận hành?

Ngày nay, máy giặt đã vào tới hàng ngàn hàng vạn gia đình. Người ta đã không phải rầu lòng trước hàng đống quần áo bẩn nữa.

Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại...

Vì sao lá cây có màu xanh?

Câu hỏi này có lẽ sẽ dễ trả lời hơn, bởi môn sinh học đã từng nhắc đến. Lá cây có màu xanh lục vì trong tế bào lá có chứa tỉ lệ lớn chất diệp lục, tức chất xanh của lá...

Vì sao nói "Lên trời còn dễ hơn xuống biển"?

Ngày nay đáp máy bay bay trên trời đối với mỗi người mà nói không còn là mơ ước nữa. Nhưng so với bay lên trời thì xuống sâu dưới biển không phải là...

Vì sao đoạn đường sắt cong không an toàn nhưng đoạn đường nhựa cong lại an toàn?

Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm...