Vì sao không nên để thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?

Nồi chảo gò bằng nhôm nhẹ, bền, đẹp. Người ta thường dùng nhôm để chế tạo ấm đun nước, nồi nấu cơm, nấu thức ăn hết sức tiện lợi. Thế nhưng khi sử dụng đồ đựng bằng nhôm chớ nên để thức ăn mặn chứa đựng lâu trong nồi nhôm. Vì sao vậy?

Nhôm là một kim loại rất hoạt động, nhôm kim loại dễ tác dụng với oxy trong không khí để thành nhôm oxit. Thông thường nồi chảo nhôm mới mua đều có màu sáng bạc, bóng. Dùng lâu ngày, cả hai mặt trong ngoài, dần dần bị xỉn lại như bị phủ bằng một lớp bụi xám. Đó là do trên bề mặt nồi chảo nhôm đã bị phủ bằng lớp màng mỏng nhôm oxit. Lớp màng mỏng kín của nhôm oxit không thấm khí, bao bọc lấy bề mặt của đồ bằng nhôm, không cho không khí thấm sâu vào bên trong để tiếp tục ăn mòn nhôm. Lớp nhôm oxit khá cứng hơn nhôm kim loại, nên lớp màng mỏng này sẽ như tấm áo giáp, rất bền, chịu được ma sát. Lớp màng mỏng nhôm oxit không tác dụng với nước sạch. Nhưng nếu tiếp xúc lâu với nước muối, nước muối có thể ăn mòn lớp màng này làm cho nhôm oxit dần dần hoà tan trong nước muối. Đồng thời các tạp chất có trong hợp kim nhôm cũng xúc tiến sự ăn mòn của nước muối và hoà tan nhôm. Do đó nhôm bị mất lớp màng bảo vệ nên dễ dàng bị hư hỏng, biến chất.

Đương nhiên tác dụng của dung dịch nước muối với nhôm oxit xảy ra khá chậm chạp, nếu cho dung dịch muối tiếp xúc với nhôm trong một thời gian ngắn thì không việc gì, nhưng nếu để lâu thì sẽ gây tác hại, vì vậy không nên đựng các thức ăn mặn lâu trong nồi, đồ đựng bằng nhôm.

Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng?

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm...

Vì sao phải xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp trên sông Trường Giang?

Ngày 14/12/1994, trạm thuỷ điện quy mô lớn nhất trên thế giới – công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang, Trung Quốc chính thức khởi công, nó thể...

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.

Trong vũ trụ còn có "hệ Mặt trời" khác không?

Ngoài hệ Mặt Trời của ta ra, chung quanh các hằng tinh khác có phải còn có các hành tinh không?

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Thế nào là ngư trường chăn nuôi biển?

Cá biển là một trong những nguồn anbumin động vật chủ yếu của con người, cũng là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp dược hiện đại. Loài cá khác nhau...

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Khí độc quân dụng là gì?

Khí độc được dùng sớm nhất trên chiến trường là khí clo. Khí độc clo được sử dụng đầu tiên trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1915.

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?