Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu tỉ mỉ thì có thể phát hiện, đối với vi khuẩn và đại đa số động vật nguyên sinh thì chết không phải là một kết quả tất nhiên, điều này là như thế nào? Tại sao sự sống lại phải chết?

Chúng ta đều biết, bản chất của sự sống là gen di truyền. Do tác dụng của các nhân tố bên ngoài như tia tử ngoại, ô nhiễm v.v. và sự thay đổi bên trong của các tế bào, kết cấu gen sẽ không thể tránh được phát sinh tổn thương nhất định. Thông thường, tổn thương này có thể bị loại bỏ thông qua chức năng phục hồi của chính tế bào, nhưng nếu như sự tổn thương đã đạt đến mức độ nhất định thì sự phục hồi là rất khó khăn hoặc không thể phục hồi được hoàn toàn, dẫn đến sự lão hoá của các cơ quan, của các tế bào, cuối cùng dẫn đến cái chết của sinh vật.

Chết là một kết cục không thể tránh được. Vậy thì tại sao còn có sinh vật không bao giờ chết? Nguyên nhân của cái gọi là những vi khuẩn hay một số động vật nguyên sinh không chết là vì chúng có một khả năng tự phục chế rất mạnh. Lấy trùng biến hình amíp làm ví dụ. Sinh vật loại nhỏ này trong thời gian rất ngắn, thông qua phân tách có thể tự phục chế với số lượng lớn. Như vậy, cho dù một vài cá thể có thể lão hoá, có thể chết, nhưng cá thể khác vẫn đang phục chế, chỉ cần điều kiện dinh dưỡng cho phép thì chúng vẫn có thể phục chế không ngừng.

Bởi vậy, người và động vật đa tế bào khác sở dĩ có thể chết là do trong tế bào có cơ chế ngăn chặn sự phân tách không hạn chế, giống như lắp một bộ phanh xe tốt. Nếu không phải như vậy thì loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi sẽ đông đến như thế nào. Nếu như bộ phanh xe nào đó mất tác dụng, tế bào ở đó cứ liên tục phân tách, sinh sôi không hạn chế, cuối cùng sẽ hao mòn hết toàn bộ chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật, tế bào đó sẽ trở thành tế bào ung thư.

Vì sao nhiều thí nghiệm khoa học chỉ có thể hoàn thành trên vũ trụ?

Nhân loại đã bước vào thời đại vũ trụ. Các nhà khoa học không tiếc sức mình cố gắng đưa nhiều thí nghiệm và hoạt động sản xuất vào vũ trụ.

Vì sao khi tiếp xúc với điện người ta có lúc bị hút vào có lúc lại bị hất văng ra?

Bạn đừng bao giờ dùng tay không tiếp xúc trực tiếp với người bị giật để lôi họ ra khỏi đường điện, bởi vì làm như vậy bạn cũng có thể bị dính chặt vào, điều này vô cùng nguy hiểm.

Vì sao các nhà du hành khi đi trên Mặt trăng thường nhảy?

Xem vô tuyến truyền hình cảnh Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng, bạn sẽ phát hiện các nhà du hành khi hoạt động trên Mặt Trăng không phải đi từng bước mà...

Vì sao pháo hoa lại có nhiều màu?

Vào những đêm lễ hội, khi tai ta nghe tiếng nổ đùng đoàng thì trên trời cao xuất hiện các vầng sáng muôn hình muôn vẻ, màu sắc khác nhau. Các vầng...

Vì sao gió tây bắc đặc biệt lạnh?

Dân cư vùng Đông Nam Trung Quốc mỗi lần mùa xuân hoặc mùa thu đến, gặp gió tây bắc thổi về đều cảm thấy giá buốt. Đó là vì sao?

Tại sao trang hình VCD phát ra có lúc lại xảy ra hiện tượng mosaic?

Chúng ta đều đã xem phim do máy VCD hoặc máy tính chiếu. Khi gặp trường hợp đĩa VCD hoặc máy VCD chất lượng thấp thì hình ảnh trong màn hình thường...

Có thể chỉ dùng compa để xác định tâm vòng tròn được không?

Trước đây chúng ta đã bàn về việc dùng thước và compa để vẽ hình. Có lúc người ta có thể dùng compa để vẽ hình cũng chính xác không kém khi dùng...

Vì sao các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất theo những quỹ đạo khác nhau?

Các vệ tinh nhân tạo chuyển động trên bầu trời của Trái Đất, theo chế độ cao quỹ đạo cách mặt đất có thể phân chia thành ba loại: quỹ đạo gần mặt đất...

Tại sao có thể dùng máy tầm ngư để phát hiện đàn cá?

Người ta thường cho rằng, các loài vật cũng có tiếng nói riêng của mình. Vậy phải chăng loài cá cũng có tiếng nói riêng của chúng? Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của chúng hay không?