Tại sao sinh vật cũng có thể khai thác quặng?

Nói đến hầm mỏ chúng ta nghĩ ngay sẽ một cảnh tượng máy móc chạy ầm ầm trên công trường, những chiếc cần cẩu to lớn chuyển một số lượng lớn quặng lên những chiếc xe tải...

Song phương thức khai thác mỏ kiểu này chỉ thích hợp với khai thác quặng giàu, còn đối với một số quặng nghèo thì chi phí máy móc khai thác quặng và tinh luyện kim loại phải trả rất cao, mất đi giá trị kinh tế của khai thác. Trong trường hợp như vậy, các nhà khoa học liền lợi dụng sinh vật để giải quyết vấn đề khó này.

Ví dụ như có một số quặng đồng có hàm lượng đồng rất thấp, không có giá trị chiết xuất, nhưng cũng không thể để lãng phí. Lúc này vi khuẩn có thể phát huy được tác dụng đặc biệt của mình. Người ta để quặng chất đống trong nước ao, để một số vi khuẩn đặc biệt sinh sôi nhiều trong nước ao, chúng biến sunfuarơ (đioxit lưu huỳnh) thành axit sunfuric, mà dung dịch axit sunfuric có thể hoà tan đồng trong quặng đồng thành dung dịch sunfat đồng. Như vậy, việc chiết xuất đồng từ trong sunfat đồng đơn giản hơn nhiều.

Sinh vật khai thác quặng có khi còn cần sự tham gia đồng thời của động vật và thực vật.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có một thành viên gọi là tanta, nó thuộc vào kim loại hiếm, chiết xuất khó, do vậy giá cả rất đắt. Trước đây, con người chỉ có thể chiết xuất được số lượng ít tanta từ trong phòng thí nghiệm, được coi là vật liệu nghiên cứu quan trọng. Sau đó phát hiện ra có một loại thực vật gọi là cỏ tử linh lăng có thể hấp thu được tanta, đem lại hi vọng mới cho việc sản xuất số lượng tương đối lớn tanta.

Nhưng trong sản xuất thực tế, con người đã gặp phải rắc rối, bởi vì cỏ tử linh lăng là một loại cỏ nuôi súc vật rất tốt, nếu như đem toàn bộ chúng đốt thành than, lại từ trong than chiết xuất tanta thì sẽ lãng phí mất một số lượng lớn cỏ nuôi súc vật. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học lại tiến hành nghiên cứu sâu hơn, kết quả phát hiện ra rằng, trong phấn hoa của cỏ tử linh lăng có lượng tanta rất cao. Vậy là người ta đã tìm ra được một biện pháp tốt đạt được cả hai mục đích. Ở vùng cỏ tử linh lăng nuôi súc vật, người nuôi thả nhiều ong mật, lợi dụng ong mật làm "tay truyền bá thứ hai" chiết xuất tanta. Như vậy lấy cỏ tử linh lăng hấp thu tanta từ trong đất, lấy ong mật thu thập phấn hoa và gây mật, cuối cùng con người chiết xuất ra tanta quý hiếm từ trong mật ong. Kết quả là cỏ tử linh lăng không cần phải thiêu huỷ, mật ong qua chiết xuất vẫn rất thơm, ngọt và còn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Phương pháp mới để sinh vật khai thác quặng càng ngày càng được sự hoan nghênh, do nó có nhiều ưu điểm. Phương thức khai thác quặng này không cần nhiều thiết bị phức tạp, có thể kết hợp việc khai thác quặng với tinh luyện thành một, không chỉ thao tác thuận tiện và giá thành thấp, còn đặc biệt thích hợp với quặng nghèo, quặng phế liệu, quặng còn lại và xử lí quặng cặn, đã có tác dụng thần kì biến quặng phế thải thành quặng quý hiếm.

Thông tin có thể trở thành tri thức không?

Khi bạn nói chuyện với một người bạn, nếu anh ta cứ thao thao bất tuyệt nói về một vấn đề nào đó từ các khía cạnh khác nhau, cung cấp cho bạn tình...

Vì sao có động đất?

Bề mặt Trái Đất hầu như rất yên tĩnh, cho nên hễ nói đến động đất người ta luôn cho rằng đó là việc hiếm thấy. Thực ra hoàn toàn không phải thế.

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

Trong những dòng sông nhỏ ở Đông Nam á và Australia thường có thể nhìn thấy một loại cá nhỏ màu sắc rực rỡ, đặc biệt là thích bơi qua bơi lại trong đám cỏ nước, đó chính là cá xạ thuỷ.

Tại sao nói nọc độc rắn quý hơn cả vàng?

Nguyên nhân rắn độc làm người ta sợ hãi là bởi vì trong khoang miệng của nó có răng độc, còn răng độc có thể chích độc rắn là bởi vì phần gốc của nó có nối với tuyến độc.

Độ rộng của đường sắt đều giống nhau phải không?

Chúng ta biết rằng xe lửa luôn chạy theo hai đường ray đặt song song. Do hai bên trái và phải của tẩu hoả tương đối cố định với khoảng cách giữa bánh...

Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ...

Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa?

Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào để giăng tơ?

Vì sao qua cầu hay qua hầm chỉ cần đặt trạm thu phí một chiều?

Sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải, chia Thượng hải thành hai phần là Phố Đông và Phố Tây. Vào đầu những năm 90, Trung ương quyết định phát...