Sao suối nước nóng có thể phun được?

Đài phun nước trong công viên có thể phun nước là nhờ công sức của con người tạo nên. Trong thế giới tự nhiên, cũng có rất nhiều suối nước có thể phun cột hơi nước hoặc cột nước nóng cao tới cả chục mét. Mỗi lần suối nước phun đều có một quãng thời gian nghỉ, gọi là thời gian ngưng phun. Khoảng thời gian cho mỗi lần ngưng phun cũng có quy luật, có lúc chỉ ngưng vài phút, có lúc vài ngày, thậm chí có lúc ngưng vài tháng rồi mới lại phun. Aixơlen, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa… là những quốc gia có suối nước nóng nổi tiếng thế giới.

Cùng là nước ngầm dưới lòng đất, nhưng sức mạnh nào làm nước phun lên được? Đó là do áp lực của hơi nước. Do chịu ảnh hưởng sức nóng của nham thạch nằm sâu trong lòng đất, tầng nước ngầm dần dần tăng tới nhiệt độ sôi hoặc cao hơn. Đường ống dẫn từ tầng nước ngầm lên đến mặt đất nếu dài và hẹp, sẽ khiến cho nước nóng phía dưới và nước lạnh phía trên không thể đối lưu, và hơi sẽ bốc lên. Cũng có lúc, vì phải chịu áp lực quá lớn, nước đọng trên điểm sôi đột nhiên biến thành hơi nước. Khi hơi nước bốc lên thì áp lực ở dưới bị giảm, khiến càng nhiều nước biến thành hơi. Hơi càng nhiều, áp lực càng lớn, đến khi đường ống dẫn nước cũng trở nên tắc nghẽn, vậy là nước được phun lên.

Vậy tại sao suối nước nóng lúc phun lúc ngưng?

Vì sau mỗi lần phun, một lượng lớn hơi nước được thoát ra, số hơi nước còn lại trong khoảnh khắc cũng giảm đi đáng kể khiến nước đang bị tắc trong ống dẫn lại có thể lưu thông bình thường. Đến khi hơi nước lại bị dồn ứ lại, nước lúc này mới lại phun lên. Đó chính là bí mật vì sao suối nước nóng lại lúc phun lúc nghỉ?

Suối nước nóng được phân bố chủ yếu ở những khu vực có núi lửa. Điều này cũng giải thích suối nước nóng thực sự chịu ảnh hưởng từ dòng nham tương. Cũng có một vài suối nước nóng phân bố ở những khu vực nhiều năm nay không thấy hoạt động của núi lửa, nhưng rất có thể nằm sâu dưới lòng đất là dòng nham tương vẫn thầm lặng chảy. Vì thế, người ta cho rằng sự hình thành của suối nước nóng có nguyên nhân sâu xa từ nhiệt độ ở sâu trong lòng đất.

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Xây dựng sân bay trên biển có những lợi ích gì?

Cùng với sự phát triển của ngành hàng không, số lượng và diện tích sân bay cần thiết tăng lên và mở rộng không ngừng. Đối với những thành phố ở vùng...

Vì sao tinh bột qua chảo dầu để lâu, khi ăn vẫn thấy ngon?

Qua kinh nghiệm thường ngày, bánh trung thu sau nhiều ngày bảo quản (thậm chí sau mấy tuần nếu bảo quản tốt) ăn vẫn thấy ngon, trong khi đó, bánh bao,...

Thực vật có thể sống được trong Vũ Trụ không?

Trong “Tây du ký”, thiên cung được miêu tả thành nơi cực lạc, ở đó có cây đào trường thọ và các loài hoa thơm quả ngon, kì lạ khác. Nhưng đó chỉ là...

Vì sao phải bảo vệ cây đước?

Ở ngõ Môlô huyện Hợp Phố, tỉnh Quảng Tây có một bờ đê xây dựng từ năm 1907, nằm trên bờ biển Nam Hải để chống đỡ sự phá hoại của sóng biển. Gần 100...

Vì sao không thể đồng thời xì mũi bằng hai lỗ mũi?

Khoang mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc hồng nhuận; nó tiết ra một chất nước màu trong, khiến cho niêm mạc mũi luôn nhuận ướt. Bình thường, mỗi...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Cá hoa vàng nhỏ có thể trở thành cá hoa vàng lớn không?

Trong sản phẩm bốn biển nổi tiếng ở Trung Quốc, cá hoa vàng đứng ở vị trí hàng đầu, vì thịt của nó tươi ngon được mọi người rất thích.

Vì sao phải xây dựng trạm phát điện mặt trời trên vũ trụ?

Lợi dụng nguồn điện Mặt Trời ngày càng không còn là điều mơ ước nữa. Nhưng xây dựng nhà máy phát điện bằng năng lượng Mặt Trời trên mặt đất bị rất...