Vì sao nói biển là kho dược liệu lớn?

Thời cổ xưa, con người chưa hiểu nhiều về biển, thường xem biển là vùng thần bí, ở đó xuất quỷ nhập thần, là mê cung của tôm cá, châu báu rất nhiều, vàng ngọc vô số. Cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học, loài người dần dần có sự hiểu biết toàn diện về biển. Ở đó quả thực kho báu khổng lồ về dầu mỏ, khoáng sản, ngư nghiệp, động lực nước biển và tài nguyên hoá học rất phong phú. Không những thế biển còn là một kho dược liệu to lớn.

Bạn có thể cảm thấy kỳ lạ, vì sao sinh vật biển lại có thể chữa được bệnh. Thực ra từ xưa nhân dân lao động đã sớm biết dùng sinh vật biển để làm thuốc. Trong "Bản thảo cương mục" nổi tiếng có nhiều ghi chép, ví dụ bào ngư có thể hạ huyết áp, trị chứng chóng đầu, hoa mắt, sứa biển vị mặn, chát, tính ôn có thể chữa các chứng như phụ nữ lao lực, ứ huyết, chứng phong giật, sài chốc ở trẻ em. Trong dược học truyền thống Trung Quốc, các loại dược vật biển càng nhiều. Ví dụ người ta dùng hải mã và hải long để bổ thận tráng dương, an thần, chỉ khái, cắt cơn hen, dùng vỏ của một loài nhuyễn thể để an thần, giải độc, dùng mỡ rùa và huyết rùa cắt cơn hen, chữa viêm phế quản, dùng tảo biển để chữa bệnh đau yết hầu. Trong đó thường gặp nhất là hải phiêu diêu và bột trân châu. Hải phiêu diêu là mai mực có thể chữa bệnh đau dạ dày, tiêu hoá không tốt, đau thần kinh mặt, còn có thể dùng làm bột cầm máu. Bột trân châu có thể cầm máu, tiêu viêm, giải độc, mọc thịt mới. Người ta thường dùng nó để tư âm dưỡng sắc. Qua đó có thể thấy: sinh vật biển là những vị thuốc không thể thiếu được.

Trong tây dược cũng có nhiều loại thuốc dùng sinh vật biển bào chế thành. Ví dụ dùng vẩy cá giải để chế thành cafein, hoặc làm nguyên liệu của nhiều loại thuốc. Dùng gan cá thu để chế thành dầu cá, chữa các chứng thiếu vitamin A, D. Dùng độc tố của loài cá để chế thành chất thư giãn cơ, chất gây tê cục bộ, dùng nọc độc của rắn biển chế thành huyết thanh chữa rắn độc cắn và có thể chế thành thuốc tễ chữa phong thấp, bán thân bất toại, thần kinh toạ, tức là chữa những chứng bệnh nan y.

Sinh vật biển càng là nguyên liệu quan trọng trong bào chế dược hiện đại. Ngày nay trên thế giới số người chết vì bệnh ung thư, bệnh động mạch vành, bệnh AIDS ngày càng nhiều. Những loại thuốc từ nguồn lục địa chưa có hiệu quả tốt đối với các loại bệnh này, do đó nhiều nhà khoa học đã chú ý đến các sinh vật biển. Người ta phát hiện chất xương sụn trong vây cá nhám có khả năng chống bệnh xơ vữa động mạch và bệnh máu vón cục, có hiệu quả trong chữa bệnh tim. Người ta còn phát hiện trong san hô mềm có tính độc của đá hoa biển có chất kháng khối u ung thư, đồng thời qua kết quả nghiên cứu đối với các loại san hô khác hy vọng sẽ tìm thấy thuốc chống AIDS. Ngoài ra người ta còn phát hiện một chất kỳ diệu MFL trong loài cua biển có thể nhanh chóng làm lành vết thương gãy xương. Hải miên có thể chữa bệnh lao, da cá có thể chữa vết bỏng.

Cùng với sự phát riển mạnh ngành công nghiệp dược sinh vật, từ trong biển con người đã tìm thấy nhiều loại thuốc có hiệu quả và giá rẻ để bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng...

Tại sao phụ nữ Ả RẬP hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?

Tại một số quốc gia Ả RẬP, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể...

Mặt trời là thiên thể thế nào?

Từ Trái Đất hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông, lặn ở phía tây. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất đưa lại cho ta ánh nắng và nguồn nhiệt.

Vùng đầm lầy được hình thành như thế nào?

Phía Tây Tứ Xuyên Trung Quốc là một vùng thảo nguyên rộng lớn, có rất nhiều bèo, tập trung với mật độ lớn phía dưới lớp bèo thối rữa là lắng cặn và...

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?

“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!'”, “ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng một chú vẹt tinh nghịch.

Có phải loài người và loài khỉ có cùng "dòng họ"?

Xét về hình dáng bên ngoài thì loài khỉ có rất nhiều nét giống với con người. Chỉ cẩn xét đôi bàn tay của khỉ cũng đủ thấy rõ -nó chẳng khác tay người...

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (hay trí thông minh nhân tạo, AI, tiếng Anh là artificial intelligence hay machine intelligence - btv) là trí tuệ được thể hiện bởi...

Người như thế nào có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Nhà du hành vũ trụ là "con cưng của trời". Muốn trở thành nhà du hành không phải là việc dễ.

Tại sao cây cọ dầu được coi là "vua dầu" trên thế giới?

Khi bạn tới hòn đảo ngọc phía Nam của Trung Quốc - đảo Hải Nam, có thể thấy hai bên đường những hàng cây cao, lá giống như lá dừa nhưng không kết quả...