Có phải sư tử đực lười, sư tử cái chăm?

Sư tử là loài động vật thích sống quần cư. Một bầy sư tử giống như một gia đình lớn và do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn. Điều kì lạ là con đầu đàn trong bầy sư tử nhìn trông rất lười nhác. Trong một ngày có đến 20 tiếng là nó nằm ngủ, còn nhiệm vụ săn bắt mồi phần lớn là do sư tử cái đảm nhiệm. Và mỗi lần sư tử cái bắt được mồi, thì con sư tử đực được dùng trước, sau đó mới đến phần của sư tử cái.

Người Châu Phi thường gọi sư tử đực là "kẻ bóc lột", là "sọ lười" v.v.. Nhưng các nhà sinh vật học lại cho rằng, sư tử đực không đi săn mồi không phải là nó lười mà là sự phân công trong bầy sư tử không giống nhau. Sư tử đực gánh vác công việc nặng nhọc hơn. Vậy cuối cùng con sư tử đực có "cống hiến" gì cho cả bầy sư tử? Điều quan trọng nhất, nó chính là "vệ sĩ" cho bầy sư tử, đảm bảo an toàn tính mạng cho cả bầy. Một khi phát hiện thành viên của bầy sư tử khác xâm nhập lãnh thổ hoặc tập kích thành viên khác trong bầy của nó, sư tử đực lập tức thể hiện sự dũng mãnh, đối phó với kẻ xâm lược.

Sư tử đầu đàn có dáng vẻ uy nghi, từ mũi đến đuôi dài 3 m, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng trông rất oai phong. Bờm sư tử ngoài tác dụng bảo vệ cổ khi chiến đấu và để bày tỏ tình yêu với sư tử cái, nó còn có tác dụng quan trọng khác là biểu tượng uy nghi của cả bầy sư tử. Bởi vì một con sư tử có bộ lông bờm dày, đẹp, khi nó đi dạo trong khu vực bầy sư tử sinh sống, nó có thể khoe với bầy sư tử lân cận để thể hiện sự mạnh mẽ của mình. Nếu sư tử đực đầu đàn chết đi thì bầy sư tử khác sẽ xâm nhập vào lãnh thổ rất nhanh.

Tiếng gầm gừ cũng là tín hiệu để biểu thị sự uy nghi của sư tử đực. Mỗi lần sư tử gầm giống như những tiếng sấm long trời lở đất, với những tiếng gầm gừ, sư tử như muốn tuyên bố với kẻ xâm lược rằng: "Đây là lãnh địa của ta". Những người đã từng nghe qua tiếng sư tử gầm đều có nhận xét rằng, tiếng gầm của sư tử là âm thanh kinh động nhất trong sự hoang dã của Châu Phi. Nếu nghe về đêm hẳn bạn sẽ phải lạnh xương sống.

Vì sao lại sinh ra hình học phi Euclide?

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ vô số đường thẳng không cắt nhau. Các bạn có tin không? Cho dù đây là mệnh đề mâu thuẫn với các giáo...

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Vì sao người bị bệnh tim thường bị tím môi?

Trong cơ thể có hai loại máu: máu động mạch chứa nhiều ôxy nên có màu đỏ tươi; máu tĩnh mạch chứa CO2 nên màu hơi đen.

Ngôi nhà tự động hóa là gì?

Nói tới ngôi nhà tự động hóa là người ta nghĩ ngay tới các đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt tự động hoàn toàn, máy điều hòa nhiệt độ, ti vi, máy...

Tại sao cánh máy bay cao tốc ngày càng ngắn?

Bạn đã có lần nào chú ý đến cánh máy bay chưa? Đi đôi với sự tăng tốc độ bay, cánh máy bay ngày càng ngắn lại so với thân máy bay. Ví dụ như, một máy...

Vì sao nói vũ trụ hữu hạn mà vô biên?

Vũ trụ bao la, chứa đủ mọi vật, vô cùng vô tận. Nhưng lý thuyết vũ trụ hiện đại lại nói rằng: vũ trụ có hạn mà vô biên, như thế nghĩa là thế nào?

Có phải tất cả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không?

"Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô...

Tại sao cao lương vừa chống được hạn hán vừa chống được úng?

Cao lương là một cây trồng có khả năng chống hạn rất tốt cho nên con người gọi nó “lạc đà của giới thực vật”. Cao lương có thể chịu hạn, là do nó có...

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...