Người máy tương lai có vượt qua con người không?

Trong phim ảnh và tiểu thuyết khoa học giả tưởng, chúng ta có thể đã thấy các tình tiết và tình huống "chiến tranh" giữa con người và người máy. Và thế là có người lo ngại rằng người máy thông minh lanh lợi và tháo vát sẽ vượt qua con người chăng?

Trên thực tế sự lo lắng đó là thừa. Tuy rằng, tốc độ sinh sôi và "tiến hóa" của người máy có vượt xa tốc độ sinh đẻ và tiến hóa của loài người; sự quy hoạch, thiết kế, điều khiển và quản lý người máy cũng dễ dàng hơn với con người, tác dụng mà người máy phát huy trong lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, thậm chí vượt qua cả người lao động thành thạo. Thế nhưng, người máy không thể nào tạo nên sự uy hiếp với con người cả.

Đó là vì cho dù "trí tuệ" của người máy trong tương lai phát triển đến nước nào, "khả năng" của chúng có mạnh hơn người bao nhiêu, lĩnh vực hoạt động sôi nổi có rộng bao nhiêu… thì rốt cuộc chúng cũng chỉ là người máy do con người làm ra. "Trí tuệ" của chúng chẳng qua là sự phát triển kéo dài của trí tuệ con người.

Để phòng chống người máy "quy phạm" và "làm phản", các nhà khoa học khi thiết kế, chế tạo người máy đã áp dụng "ba nguyên tắc" mà nhà tiểu thuyết khoa học ảo tưởng Acximôp quy định cho hành vi người máy là:

- Thứ nhất: Trong bất kì trường hợp nào người máy cũng không được làm thương vong con người, hoặc thấy người gặp nạn mà khoanh tay đứng nhìn.

- Thứ hai: Trong bất kì trường hợp nào người máy cũng phải phục tùng lệnh của con người. Thế nhưng, nếu mệnh lệnh đi ngược với nguyên tắc số một thì không phục tùng.

- Thứ ba: Người máy phải bảo vệ mình trong tiền đề không đi ngược lại nguyên tắc thứ nhất và thứ hai.

Bởi vì có hai nguyên tắc đầu, cho nên không cần lo lắng là người máy sẽ làm thương vong con người. Quan hệ giữa người máy và con người giống như miêu tả trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Tây du kí: "Cho dù Tôn Ngộ Không có 72 pháp thuật nhưng vẫn không tài nào nhảy ra khỏi lòng bàn tay phật tổ Như Lai".

“Cách mạng số” là gì vậy?

Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Pythagoras cách đây hơn 2500 năm đã từng nói: “Tất cả đều là con số. Đến ngày hôm nay sau 25 thế kỉ, câu này đã có được sự...

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Vì sao có bão cát?

Ngày 12 tháng 5 năm 1934 nước Mỹ xảy ra một trận bão cát nghiêm trọng nhất trên thế giới. Hôm đó mấy bang ở bình nguyên miền Tây nước Mỹ nổi lên một...

Vì sao âm nhạc cũng có thể chữa bệnh?

Việc thưởng thức âm nhạc khiến cho ta có cảm giác thoải mái, thư giãn, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh bằng âm...

Vì sao có nốt ruồi?

Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.

Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không?

Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác...

Vì sao miền Nam Trung Quốc lại có nhiều đất đỏ?

Đất đỏ được phân bố tại phía nam sông Trường Giang Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực nam bộ như Hồ Bắc, miền nam tỉnh An Huy, tỉnh Phúc Kiến,...

Tại sao chuột cõng lại có thể giả chết như thật?

Chuột cõng sinh sống ở vùng nhiệt đới Châu Mĩ, còn có tên gọi là chuột túi "Châu Mĩ", điểm không giống với chuột túi ở Australia là túi đựng con của thú cái chưa hoàn thiện.