Có thật là con người có thể xây dựng thành phố trong Vũ Trụ không?

Đi đôi với sự tăng dân số ngày càng mạnh mẽ ở trên Trái Đất và sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật du hành Vũ Trụ, việc đi ra khỏi Trái Đất, xây dựng "thành phố Vũ Trụ" sẽ không còn là chuyện viển vông nữa.

Trạm không gian Vũ Trụ là bước đầu tiên của con người xây dựng thành phố Vũ Trụ. Hiện nay một trạm không gian chở người dân dụng có tính chất vĩnh cửu đang được các nước Châu Âu, Mỹ, Canađa, Nhật Bản v.v. liên hợp xây dựng, tốn kém hàng chục tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu thế kỷ XXI sẽ đưa vào sử dụng, tuổi thọ của nó vào khoảng 20-30 năm. Dùng trạm không gian này có thể tiến hành nhiều cuộc thám trắc và nghiên cứu khoa học, tiến hành quan trắc thêm một bước đối với hệ Mặt Trời và Vũ Trụ. Ngoài ra còn có thể dùng nó làm trạm trung chuyển những con tàu Vũ Trụ chở người bay đến các vì sao khác. Loại trạm không gian Vũ Trụ này là một công trình hùng vĩ của con người chinh phục khoảng không Vũ Trụ, nó thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao độ của thế giới ngày nay, đồng thời là một cái mốc đánh đấu quan trọng của con người tiến vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới.

Lấy Mặt Trăng làm căn cứ ban đầu là một mặt khác của con người xây dựng thành phố Vũ Trụ. Trước hết, trên cơ sở máy thám trắc tự động ở trên Mặt Trăng và con tàu "Apolo" chở người đổ bộ lên Mặt Trăng, người ta phóng những khoang tàu đa dạng làm căn cứ trên Mặt Trăng, xây dựng trạm tiền tiêu cơ sở ở trên Mặt Trăng, tiến hành thám trắc, nghiên cứu và thực nghiệm đối với Mặt Trăng, đồng thời lợi dụng máy phi hành ở trạm Mặt Trăng để tiến hành thăm dò những vùng xung quanh trạm tiền tiêu; dùng trang bị cỡ nhỏ lấy nước, khí hyđro, oxy ở trong đất của Mặt Trăng, dùng đài quan trắc cỡ nhỏ để khai thác các dữ kiện về thiên văn và quan sát Trái Đất; thực nghiệm việc sản xuất thức ăn dạng lỏng ở trên Mặt Trăng và kỹ thuật khai thác tài nguyên Mặt Trăng v.v. Bước thứ hai là xây dựng căn cứ có tính chất bán vĩnh cửu ở trên Mặt Trăng, xây dựng các khoang đa dạng, các thiết bị chuyên dùng, đài quan sát cỡ lớn, phòng thực nghiệm khoa học và xưởng máy v.v. Dùng máy phi hành cỡ lớn đẩy bằng tên lửa để tiến hành quan trắc toàn diện đối với toàn bộ Mặt Trăng. Bước thứ ba là xây dựng căn cứ có tính chất vĩnh cửu trên Mặt Trăng, nó có các chức năng như căn cứ bán vĩnh cửu, ngoài ra còn có thể tiến hành khai thác và luyện kim các tài nguyên khoáng sản loại kim loại và phi kim loại. Đồng thời còn xây dựng nhiều loại công trình như nhà máy chế tạo thiết bị, nhà máy thực vật, bệnh viện, trường học, thư viện, khách sạn v.v. dần dần phát triển thành "thành phố Mặt Trăng".

Giáo sư Auniru ở Trường đại học Princeton Mỹ đã miêu tả thành phố Vũ Trụ lơ lửng trong không gian như sau: Đó là một vật thể hình vòng tròn to lớn có đường kính và chiều dài hàng nghìn mét, thông qua tự quay sản sinh ra áp lực vào mặt vách bên trong nó, bên trong có không khí và dòng sông, một mặt vách là cửa sổ trong suốt to lớn dùng để điều tiết ánh sáng Mặt Trời.

Tại sao các kiến trúc cao tầng nếu xây dựng tầng hầm ở dưới thì có thể thay cho đóng cọc?

Muốn làm nhà trước hết phải xây dựng móng, móng phải thật vững chắc thì nhà mới ổn định được. Vì vậy, hàm nghĩa của cụm từ "đặt nền móng vững chắc...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Tại sao hôm trời mưa gọi điện thoại di động tạp âm rất to?

Tại sao kim chỉ nam không chỉ chính hướng Nam của Trái đất?

Từ rất sớm, con người đã phát hiện ra kim chỉ nam không chỉ chính hướng Nam của Trái đất mà nó bị chệch đi một chút.

Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp...

Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?

Nuôi cá trong ruộng lúa còn gọi là “cá dưới lúa”, là một trong những phương thức sản xuất của đồng lúa khu vực miền núi và đồi gò ở phương nam Trung...

Tại sao người đi Trăng cũng đi theo?

Nhiều người đã từng tự nhận thấy hiện tượng sau khi bước đi dưới ánh trăng, những vật thể ở đằng xa lùi dần về phía sau còn vầng trăng dường như lại đi theo bước chân người...

Thế nào là sao lùn trắng?

Bạn đã nghe nói đến sao lùn trắng chưa? Chắc bạn sẽ nghĩ rằng đó chẳng qua là tên của một ngôi sao nào đó. Thực ra sao lùn trắng không phải là tên của...