Cơ thể người có khả năng tái sinh không?

Năng lực tái sinh của thủy tức nổi tiếng trong thế giới động vật. Thủy tức là loại động vật không có xương sống, hình ống tròn dài. Bạn chặt đứt đầu của nó, nó lại mọc đầu khác, thậm chí cắt nó thành mấy đoạn thì mỗi đoạn lại trở thành một con thủy tức hoàn chỉnh.

Vậy cơ thể người có năng lực tái sinh không? Rất nhiều người có thể nghiệm sau: ngón tay sau khi bị thương, qua mấy ngày miệng vết thương sẽ tự động kết lại; cho dù móng chân hoặc móng tay bị mất cũng sẽ dần dần mọc mới. Do đó, có thể thấy cơ thể có năng lực tái sinh.

Bên trong cơ thể người cũng có năng lực tái sinh, rõ nhất là gan. Vì một bệnh nào đó, sau khi gan bị cắt đi một phần, phần còn lại sẽ thông qua tăng sinh để bù đắp chức năng bộ phận đã bị cắt bỏ.

Đại não cũng có năng lực tái sinh nhất định. Việc cảm thụ âm nhạc và hội họa là công năng của bán cầu não phải. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện một cô gái vì phải cắt bỏ bán cầu não phải do bệnh tật nhưng vẫn có thể hát được, vẽ được. Nguyên nhân là bán cầu não trái cô ấy rất to, kéo dài mãi đến vị trí bán cầu não phải ban đầu.

Trong giới tự nhiên, khi một cơ quan không có cách nào tránh khỏi bị tổn thương thì tái sinh là biện pháp bù đắp rất quan trọng. Đương nhiên so với thủy tức, năng lực tái sinh của cơ thể người kém rất xa.

Tái sinh có mặt lợi lẫn mặt hại. Về mặt này, con người, giống như đa số động vật, đã chọn phương án chỉ giới hạn năng lực tái sinh ở một số bộ phận đặc biệt.

Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc?

Ôtô muốn từ chân núi chạy lên, không thể chạy thẳng đứng được, bao giờ cũng theo đường vòng vèo quanh núi mà chạy dần lên. Khi làm như vậy, chẳng những xe chạy được tương đối an toàn mà còn đỡ tốn sức nữa...

Làm thế nào để bay khỏi Trái đất?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời, dù cao đến đâu, rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và “đi luôn” nhỉ? Đơn...

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...

Tại sao đồng tiền kim loại lại có thề nổi trên mặt nước?

Các loại chất lỏng thường chịu tác dụng của sức căng bề mặt, làm cho bề mặt bị kéo căng ra như da.

Vì sao nói nước ngọt là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí báu?

Thế giới mà chúng ta sinh sống khắp nơi đều có sông ngòi, hồ biển, nước mưa và băng tuyết… Hễ mở vòi nước ra là đã có nước sạch. Nước tồn tại ở khắp...

Vì sao có nhiều loại động cơ điện gia dụng không cần cho dầu vào ổ trục?

Hai ba mươi năm về trước, khi mua quạt điện, ta thường thấy ở gần ổ trục mô tơ có mấy lỗ tra dầu. Đó là do khi mô tơ quay, nếu không cho dầu để bôi...

Thế nào là bàn thất xảo

Bàn thất xảo là loại bàn dã chiến lắp ghép từ năm hình tam giác (hai hình lớn, hai hình nhỏ, một hình kích thước trung bình), một hình bình hành, một...

"Giờ Bắc Kinh" có đúng là giờ thực ở Bắc Kinh không?

Đất nước Trung Quốc rộng mênh mông, từ phía tây đến phía đông là từ 73o đến hơn 135o kinh đông, vượt qua 5 múi giờ tức là từ múi đông 5 đến múi đông 8.

Vì sao xuất hiện sét dạng nhánh cây hoặc dạng quả cầu?

Chập tối mùa hè, những đám mây lửa thường bị mặt đất nóng bỏng sau buổi trưa hun nóng, cộng thêm tác dụng hơi nước ngưng kết tỏa nhiệt mà phát triển...