Vì sao nói não càng dùng càng thông minh?

Có người nói: "Não nếu được dùng nhiều, các tế bào não sẽ bị chết", "não dùng nhiều sẽ trở nên chậm chạp". Cách nói này không có cơ sở khoa học.

Trên thực tế, các bộ phận trong cơ thể người càng được dùng càng phát triển, não cũng vậy. Não người có khoảng 14 tỷ tế bào thần kinh, còn gọi là thần kinh nguyên, dư sức dùng cho cả đời người. Có nhà khoa học tính toán rằng, với một người sống 100 tuổi, số tế bào thần kinh não được sử dụng chỉ trên dưới 1 tỷ; như vậy là còn khoảng 80-90% số tế bào não chưa được sử dụng.

"Sự sống là ở sự vận động", đó là quy luật phổ biến của giới sinh vật. Các bộ phận cơ thể người nếu dùng thì nhanh nhạy, không dùng thì suy lão. Ở người hay dùng não, chắc chắn não sẽ nhanh hơn vì mạch máu não thường ở trạng thái hoạt động, tế bào thần kinh não nhờ đó mà được nuôi dưỡng tốt, khiến cho não càng phát triển, tránh được sự suy thoái sớm. Ngược lại, ở những người không quen dùng não để suy nghĩ, vì đại não ít được các thông tin kích thích, thậm chí không được kích thích, nên sẽ suy lão sớm. Giống như một cỗ máy, nếu gác lại không dùng sẽ mau hoen gỉ, hay vận hành thì sẽ trơn tru.

Một nghiên cứu ở nước ngoài trên những người 20-70 tuổi cho thấy, những người lao động trí óc trong một thời gian dài thì đến tuổi 60 vẫn duy trì được năng lực tư duy nhanh nhạy; còn những người lười suy nghĩ, việc gì cũng chậc lưỡi cho qua thì tỷ lệ sớm suy lão não tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, việc dùng não nhiều còn giúp ngăn ngừa lão hóa cơ thể. Đại não là "bộ tư lệnh" chỉ huy cả cơ thể. Nếu đại não chậm chạp thì công năng sinh lý của các cơ quan khác tất nhiên cũng không phát triển mạnh. Việc duy trì hoạt động của não sẽ giúp giữ vững và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan khác. Tình trạng sức khỏe của người già luôn là kết quả sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân tố như sinh lý, tâm lý, môi trường... Người già duy trì được thói quen hay dùng não và giỏi dùng não sẽ có một trạng thái tâm lý tốt, có thể khiến cho hoạt động và cuộc sống tinh thần luôn sinh động và sung mãn.

"Hay dùng não sẽ làm chậm sự suy lão", đó là một nguyên lý rất khoa học. Người già còn như thế, huống hồ thanh, thiếu niên lại càng như thế. Chúng ta nên tập thành thói quen tốt là chăm dùng não, thạo dùng não.

Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?

Khi đi qua chỗ hàn điện hoặc hàn hơi, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng lóe lên, tàn lửa bắn ra tung tóe. Chỉ cần đứng ở đó nhìn chăm chú trong 1-2 phút thì...

Tại sao nhiệt độ thấp, khô có thể giữ hạt giống được lâu?

Hạt giống cũng là một “sinh vật”, chúng cũng có một tuổi thọ nhất định. Có loại sống rất lâu, có loại sống rất ngắn.

Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng.

Bốn phát hiện lớn của thiên văn học trong những năm 60 của thế kỷ XX là gì?

Những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự nâng cao tính năng của kính viễn vọng vô tuyến loại lớn, trong môn khoa học hấp dẫn con người nhất là môn...

Vì sao nước thịt, nước cá lại đông?

Vào mùa đông khi cột thủy ngân trong nhiệt kế xuống 0°C hay thấp hơn, nước sông sẽ đông lại, thì nước cá, nước thịt trong nhà cũng đông lại.

Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối...

Cuộc thi toán ra đời từ bao giờ?

Những người yêu thích toán học đều biết các cuộc thi toán học. Thế nhưng các bạn có biết các cuộc thi toán bắt đầu từ bao giờ không?

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Vì sao có người dễ say rượu, có người khó say?

Sau khi uống rượu, từng người có những biểu hiện khác nhau. Người tửu lượng ít chỉ cần uống mấy ngụm là mặt đỏ bừng, thậm chí choáng đầu, tim đập...