Tại sao có loại ô tô không có tay lái lại có thể chuyển động hướng bình thường?

Mọi người đều biết rằng, ô tô được điều khiển chuyển hướng thông qua tay lái. Khi quay tay lái theo chiều kim đồng hồ thì ô tô quay sang phải, khi quay tay lái quay ngược chiều kim đồng hồ thì ô tô quay sang trái. Khi tay lái có trục trặc ta sẽ không thể điều khiển được phương hướng.

Tuy nhiên, người ta đã nghiên cứu chế tạo một loại ô tô không có tay lái, điều đó nghe ra có vẻ kỳ lạ: Ô tô không có tay lái thì lái như thế nào?

Một số nhà máy sản xuất ô tô, chế tạo một loại ô tô dùng cần điều khiển thay cho tay lái. Loại ô tô này sử dụng kỹ thuật điện tử và kỹ thuật hàng không mới nhất. Khi lái xe, chỉ cần kéo cần điều khiển thì bộ truyền cảm, mạch điện tử và máy tăng áp dầu v.v. sẽ bắt đầu làm việc, do đó làm dẫn động bánh xe. Trong quá trình xe chạy, người lái chỉ cần đặt tay lên cần điều khiển ở bên cạnh ghế ngồi thì có thể điều khiển xe một cách dễ dàng, cho dù có chạy đường xa cũng không có cảm giác mệt mỏi. Để đề phòng trường hợp không điều khiển được phương hướng, trên ô tô thường trang bị hai hệ thống hoàn toàn độc lập với nhau, một hệ thống không điều khiển được, thì hệ thống thứ hai sẽ tự động hoạt động, thay thế điều khiển. Hệ thống máy tính trang bị trên ô tô có thể phản ảnh tình trạng vận hành của xe một cách chính xác và rõ ràng, còn hình thức lái xe theo kiểu dùng cần điều khiển là "học theo" cách lái của máy bay, dù là tiến lên, lùi lại hay quay vòng, đều hết sức tiện lợi.

Loại ô tô không có tay lái hiện đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng vì ô tô không có tay lái mà cần điều khiển lại ở bên cạnh ghế ngồi, nên khoảng không gian trong loại ô tô tương lai này rất rộng rãi, thoải mái.

Tại sao trong trai, sò có ngọc?

Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong chúng càng to...

Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì?

Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày...

"Đĩa bay" có phải là khách từ hành tinh khác đến không?

Một ngày tháng 6 năm 1947, một người Mỹ đang lái máy bay trên bầu trời. Đột nhiên ông ta phát hiện có mấy vật hình vành khăn tròn lớn đang bay về phía...

Tóc trên đầu và lông mi trên mắt, loại nào có đời sống dài hơn?

Lông, tóc của chúng ta thường rụng bớt và thường được thay thế bằng những sợi mới. "Thọ" hơn cả là tóc.

Vì sao mặt thanh niên dễ phát sinh nốt mụn?

Ở nhiều thanh niên độ tuổi 17-18, trên mặt thường xuất hiện những nốt mụn (y học gọi là nốt mẩn). Chúng nhấp nhô cao thấp khiến cho họ cảm thấy rất...

Vì sao núi lửa gây ô nhiễm có tính toàn cầu?

Núi lửa Shenheilon vùng Đông Bắc Mỹ đã từng làm cho báo chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình trên thế giới tranh nhau đưa tin. Vì sao các nước khác...

Tại sao phải xây dựng kiến trúc ngầm ở dưới đất?

Nói đến kiến trúc ngầm ở dưới đất, rất nhiều người sẽ liên tưởng ngay rằng đó là do nhu cầu của chiến tranh. Quả thực vậy, nhiều công trình phòng...

Vệ tinh nhân tạo có rơi xuống không?

Vệ tinh nhân tạo chuyển động trên quỹ đạo vũ trụ theo dự định, nói chung sẽ không rơi xuống, vì lực hấp dẫn của Trái Đất và lực ly tâm của vệ tinh...

Vì sao người ta gọi polytetrafloetylen là "vua chất dẻo"?

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây.