Vì sao coi không gian vũ trụ là môi trường thứ tư của con người?

Lục địa, hải dương, tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại của con người và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Những chỗ này hầu như chỗ nào cũng tồn tại sự sống. Lục địa là bề mặt Trái Đất không bị nước ngập chìm, là khu vực hoạt động chủ yếu nhất của con người, được gọi là môi trường thứ nhất. Đại bộ phận bề mặt Trái Đất bị nước biển ngập chìm, như ta thường gọi là hải dương được coi là môi trường thứ hai của con người. Trái Đất còn bị một tầng khí quyển rất dày bao bọc. Tầng khí quyển tuy không dễ trực tiếp quan sát như lục địa và hải dương nhưng nó là những yếu tố quan trọng của biến đổi khí hậu và là tầng bảo hộ con người khỏi bị các tia vũ trụ và vẫn tinh tấn công, nên gọi là môi trường thứ ba.

Năm 1981 Hiệp hội vũ trụ quốc tế gọi không gian ngoài tầng khí quyển là môi trường thứ tư của con người. Không gian ngoài tầng khí quyển nói chung được định nghĩa là: không gian có độ cao cách mặt đất 100 km trở lên, người ta còn gọi là không gian vũ trụ. Tuy ở độ cao mấy nghìn km vẫn còn có không khí tồn tại nhưng vô cùng loãng, còn ở độ cao 100 km mật độ của không khí chỉ bằng một phần triệu mật độ của không khí trên mặt đấy. Nói chung các thiết bị vũ trụ ở đó chịu tác dụng của động lực khí rất ít, con người dựa vào các con tàu vũ trụ để hoạt động trên đó giống như lái xe trên mặt đất, đi tàu dưới biển hoặc lái máy bay trong tầng khí quyển. Đương nhiên trong môi trường chân không cao độ của vũ trụ ngoài con người ra thì không có bất cứ một sinh vật nào tồn tại tự do trên đó. Điểm này khác hoàn toàn với ba môi trường của con người, như trên mặt đất còn có trâu, bò, dê, lợn... dưới đáy biển có cá bơi, trong không gian có chim bay.

Vậy thứ tự sắp xếp bốn môi trường: thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư có phải là tuỳ ý không? Không phải thế! Đó là căn cứ vào quá trình nhận thức của con người đối với môi trường tự nhiên và quá trình tiến triển nền văn minh nhân loại mà sắp xếp. Văn minh của con người bắt nguồn từ lục địa, sau đó phát triển ngư nghiệp ra biển. Việc thám hiểm và tìm kiếm các lục địa mới đã mở mang hoạt động của con người phát triển dần ra biển khơi. Đầu thế kỷ XX hoạt động của con người phát triển vào tầng khí quyển. Đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX con người mới đi vào không gian vũ trụ.

Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông..

Cuộc chiến điện tử chính là cuộc chiến thông tin chăng?

Cuộc chiến điện tử (Electronic Warfare) khác với cuộc chiến thông tin (Information War - IW). Có thể nói cuộc chiến thông tin bao hàm cuộc chiến điện...

Vì sao châu chấu bay thành đàn?

Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu...

Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?

Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam khai quật được một ngôi mộ cổ nước Sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: Trên...

Vì sao muỗi thích đốt người mặc đồ sẫm màu?

Đôi khi bên bàn ăn, bạn bị muỗi đốt chí tử, trong khi nhưng người khác vẫn bình an vô sự. Có thể bạn cho rằng máu mình "ngọt" hơn, nên chúng thích tìm đến. Thật ra, đó là vì màu quần áo bạn rất hợp "gu" của chúng.

Thế nào kính viễn vọng vô tuyến?

Năm 1931 - 1932 kỹ sư vô tuyến Mỹ là Jansky dùng máy thu sóng ngắn và anten định hướng để nghiên cứu những tín hiệu từ xa đã phát hiện một nhiễu rất...

Thế nào là tra cứu thông tin?

Nếu bạn đang bắt tay nghiên cứu cho ra một sản phẩm mới, bạn sẽ làm sao để tra cứu nhanh chóng những tư liệu liên quan đây? Nếu bạn đặt mua một tấm vé...

Vì sao cao su có tính đàn hồi?

Đàn hồi là tính chất quý giá của cao su. Theo các phép đo dạc, cao su thiên nhiên khi kéo căng tăng độ dài gấp 9 lần sau đó vẫn có thể phục hồi trở...

Bạn có biết ánh sáng là gì không?

Ánh sáng là gì? Có lẽ bạn sẽ nói rằng, ánh sáng là những thứ chúng ta vẫn nhìn thấy hàng ngày như ánh sáng Mặt trời, ánh sáng đèn điện v.v...