Vì sao không nên lạm dụng vitamin?

Tục ngữ có câu: "Thuốc ba phần là độc". Vitamin cũng là thuốc, vì vậy nên uống theo nhu cầu, không thể lạm dụng.

Đáng tiếc là không ít người cho rằng vitamin là thuốc bổ, có lợi cho sức khỏe, uống càng nhiều càng tốt. Vitamin quả thực có lợi cho cơ thể, không thể thiếu; tình trạng thiếu vitamin sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng (chẳng hạn, thiếu viatmin A sẽ dẫn đến khô mắt, quáng gà). Nhưng điều đó không có nghĩa là dùng vitamin càng nhiều càng tốt; bởi vì nó không phải thuốc bổ mà là thuốc, nếu dùng quá liều sẽ phát sinh biểu hiện ngộ độc có hại cho sức khỏe.

Vitamin được phân làm hai loại:

- Loại hòa tan trong nước: Gồm nhóm vitamin B, vitamin C... Chúng dễ bị đào thải cho nên chỉ cần không uống quá nhiều mỗi lần là có thể đào thải ra khỏi cơ thể, không gây ra ngộ độc mạnh.

- Loại hòa tan trong mỡ: Gồm vitamin A, D, E, K. Chúng đòi hỏi thông qua lượng mỡ trong cơ thể để hòa tan và đào thải. Khi dùng lượng quá nhiều, đào thải không kịp, chúng sẽ tích lại trong cơ thể, lâu ngày sẽ gây ngộ độc.

Ví dụ: Trong ngộ độc vitamin A, bệnh nhân sẽ có biểu hiện chán ăn, rối loạn tiêu hóa, da nổi vết từng đám, ngứa, bong da, rụng tóc, tóc giòn và dễ gãy; bệnh nhân thường bị đau xương; nếu bệnh nghiêm trọng sẽ nôn, đau đầu, buồn ngủ. Tình trạng ngộ độc vitamin D (do uống quá liều) gây chán ăn, nôn nao, phiền toái, bất an, kèm theo chứng nhiệt độ thấp, về sau có thể xuất hiện co giật, nhịp tim không đều, đau đầu, công năng thận suy kiệt, đường hô hấp bị cảm nhiễm, sự phát triển tầm vóc của trẻ em bị ảnh hưởng.

Qua các ví dụ trên, có thể thấy việc uống vitamin quá liều lượng gây nguy hại rất lớn, không kém gì tình trạng thiếu vitamin.

Vì vậy, không nên lạm dụng vitamin. Nhìn chung, nếu bạn có chế độ ăn đa dạng, các thực phẩm hằng ngày đã đủ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Chỉ một số trường hợp đặc biệt (như ăn kiêng lâu ngày, nôn mửa nhiều hoặc bị những bệnh có tính tiêu hao nhiều) mới cần uống thêm vitamin.

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Tại sao cá thích bơi lội thành đàn?

Trong rất nhiều phim tài liệu phản ánh thế giới đáy biển, chúng ta thường nhìn thấy bức tranh như sau: Cá cùng một loài thích tụ tập thành đàn với nhau...

Có phải máu chỉ là chất nước màu đỏ không?

Máu trong cơ thể màu đỏ tươi, mới nhìn giống như chất nước có thuốc nhuộm đỏ. Thực ra không phải như thế.

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Vì sao nước máy đã được sát trùng nhưng chỉ nên uống sau khi đã đun sôi?

Quá trình sản xuất nước máy thường phải qua mấy bước: Lấy nước, thêm hoá chất, khuấy trộn, kết tủa, lọc. Trong đó bước thêm hoá chất là nhằm thêm chất...

Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu?

Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.

Tại sao Tháp nghiêng Pisa không đổ?

Mọi người đều biết đến tháp nghiêng Pisa nổi tiếng thế giới ở Ý. Tháp Pisa không phải do con người cố tình làm nghiêng, mà là do nền móng sau khi tháp được xây dựng bị lún sụt.

Các tiểu hành tinh được phát hiện như thế nào?

Khi nghiên cứu quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện một sự kiện rất thú vị. Họ phát hiện các hành tinh không...

Khói bếp có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không?

Khói dầu, mỡ trong bếp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo số liệu điều tra thì hệ số phát bệnh ung thư phổi của phụ nữ cao hơn những người...