Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp hàn… một số người máy "đại lực sĩ" một lúc có thể nâng vật thể nặng mấy tấn. Chúng lao động cần cù không biết mệt cho con người. Vậy sức mạnh của người máy rốt cuộc từ đâu ra?

Người máy không dựa vào sự co duỗi và sức đàn hồi của cơ bắp như con người. Khi ta "giải phẫu" người máy ra sẽ phát hiện mỗi một người máy đều có nguồn "động lực" từ bên ngoài và cơ cấu truyền động tinh vi, qua đó mà sinh ra lực và truyền tải lực những cơ cấu này gọi chung là cơ cấu vận hành (tác dụng làm cho vận động). Trong đó cái quan trọng nhất là nguồn động lực.

Nói chung, nguồn động lực của rôbốt có thể được bên ngoài cung cấp, cũng có thể từ nguồn năng lượng khác bên trong, qua chuyển hóa mà ra. Cơ cấu vận hành thường thấy có ba loại: (1) Một loại là vận hành theo động cơ điện, gọi là vận hành điện. Nguồn điện của nó thường đến từ bên ngoài. (2) Một loại khác thì vận hành theo nén không khí, gọi là vận hành kiểu khí động. Có người máy dựa vào điện để sinh ra động lực bên trong, cũng có người máy dựa vào thiết bị bên ngoài khí động lực. (3) Còn một loại nữa thì sử dụng dầu cao áp làm môi chất công tác, vận hành bằng cách nén chất dịch (chất lỏng). Thiết bị nén chất dịch có thể lắp đặt trong người máy, cũng có thể đặt bên ngoài. Có được những động lực này, qua sự chuyển đổi của cơ cấu, sẽ có thể làm cho người máy làm được động tác khác nhau, đồng thời cũng sinh ra lực, khiến rôbốt có sức mạnh.

Người máy đầu tiên ra đời tại Mĩ là loại người máy vận hành thủy lực (nén chất dịch). Nói chung, động lực dựa vào nén chất dịch có thể là rất lớn, có nhiều người máy "đại lực sĩ" đã áp dụng phương thức này. Nhưng điều khiển bằng hình thức vận hành điện càng thuần thục hơn, tinh xảo hơn. Bởi vậy, mà rất nhiều rôbốt đòi hỏi điều khiển chính xác đã áp dụng hình thức này. Thế nhưng cũng có những người máy áp dụng kho động điện - dịch, vừa sinh ra lực quá mạnh lại vừa dễ điều khiển. Ví dụ: "người khổng lồ tẩy rửa" dùng cho việc tẩy rửa máy bay mà người Đức nghiên cứu chế tạo là loại người máy tẩy rửa lớn nhất thế giới. Sải tay của nó dài 33 m. Sức mạnh của con vật khổng lồ này chủ yếu nhờ vào thủy lực. Sự điều khiển chính xác đối với nó được thực hiện bằng điều khiển điện - thuỷ lực.

Tại sao nam châm mất dần từ tính?

Các nam châm thế hệ mới được làm từ những vật liệu hẩu như không làm mất từ tính theo thời gian như các loại nam châm hình chữ U trước kia.

Bưu tá viên phải đi theo đường nào?

Người bưu tá ở một bưu cục thường phải phát thư từ, bưu kiện, báo chí đến các địa phương lân cận một trạm bưu điện nào đó ví dụ như trình bày ở hình...

Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết bẩn?

Trong các chất tẩy giặt thì xà phòng thuộc loại chất tẩy rửa được dùng sớm nhất, phạm vi sử dụng rộng, là vật liệu tẩy rửa có nhiều chủng loại nhất....

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....

Từ đâu có sóng lừng?

Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích của mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có...

Tại sao hoa dương kim lại có thể gây mê?

Thời cổ, có vị lương y lừng danh Hoa Đà đã dùng một loại gọi là “Ma phí tần” làm thuốc tế để cạo xương trị độc, mổ bụng, cắt ruột cho người bệnh. Theo...

Tại sao sứa có thể cắn người?

Sứa là một loài động vật bậc rất thấp, thường nổi trên mặt biển, dập dềnh theo sóng. Trong cơ thể sứa chứa trên 95% nước. Bởi vậy nhìn nó trong suốt giống như không màu sắc, rất thú vị.

Dưới lòng đất của thành phố tương lai sẽ như thế nào?

Năm 1863, thành phố London nước Anh xây dựng thành công một đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới. Hồi đó tàu khách ngầm chạy bằng đầu máy hơi nước,...

Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng...