Vì sao nói khả năng tự làm sạch của nước là có hạn?

Sau khi chất ô nhiễm xâm nhập vào nước, thông qua hàng loạt tác dụng về vật lí, hoá học, sinh vật nồng độ ô nhiễm sẽ dần dần giảm xuống. Sau một thời gian, nước có thể khôi phục trở lại trạng thái không bị ô nhiễm ban đầu. Khả năng tự điều tiết, làm sạch này của nước ngầm gọi là năng lực tự làm sạch. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nước có rất nhiều. Đó là: địa hình và điều kiện thuỷ văn của dòng sông, ao hồ, hải dương, v.v...; chủng loại và số lượng vi sinh vật trong nước; nhiệt độ nước và tình hình oxi trong nước; tính chất và nồng độ của chất ô nhiễm.

Cơ chế tự làm sạch của nước bao gồm các quá trình vật lí như: trầm tích, làm loãng hoà tan, v.v..., các quá trình hoá học và lí hoá như oxi hoá hoàn nguyên, hoá hợp phân giải, hấp thụ tích tụ, v.v... và các quá trình sinh hoá. Các quá trình đồng thời phát sinh, đan xen nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nói chung các quá trình vật lí và sinh vật học chiếm vị trí chủ yếu trong khả năng tự làm sạch của nước.

Khả năng tự làm sạch của nước là có hạn. Khi lượng chất ô nhiễm vượt quá năng lực tự làm sạch của nước thì nước sẽ trở thành có hại cho sức khoẻ con người hoặc phá hoại môi trường sinh thái, gọi là nước ô nhiễm.

Tình hình ô nhiễm nước của Trung Quốc khá nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm chủ yếu là nước bẩn của đô thị và các khu công nghiệp thải ra, trong đó nước thải công nghiệp là chính. Ví dụ năm 1997, lượng nước thải đạt đến 41,6 tỉ tấn (năm 1994 là 36,63 tỉ tấn), trong đó nước thải công nghiệp chiếm 22,7 tỉ tấn, nước thải sinh hoạt là 18,9 tỉ tấn. Đa số nước thải này chưa qua xử lí đã trực tiếp thải ra gây ô nhiễm sông, hồ.

Từ khoá: Năng lực tự làm sạch; Ô nhiễm nước.

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn...

Vì sao các thiết bị vũ trụ phải giữ tư thế chính xác trong vũ trụ?

Khi đọc sách hoặc viết chữ ta phải giữ một tư thế chính xác, vậy các thiết bị hàng không vũ trụ bay trong vũ trụ có cần giữ tư thế chính xác không?...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Vì sao băng tuyết trên đỉnh núi quanh năm không tan?

Một số đỉnh núi ở miền Tây Trung Quốc như Liên Sơn, Thiên Sơn núi Côn Lôn, Hymalaya thường có băng tuyết bao phủ giống như một cái mũ trắng, dù mùa hè...

Làm thế nào để trồng được loại dưa hấu không hạt?

Trong dưa hấu thường có rất nhiều hạt, khi ăn ta phải nhằn nhổ đi. Ngày nay, con người đã trồng được một loại dưa hấu không có hạt (trên thực tế có...

Khi mua vé xổ số nên chọn mua số liền nhau hay không liền nhau?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay gặp các kiểu vé số có thưởng như vé xổ số, xổ số thể thao, xổ số gửi tiền tiết kiệm v.v.

Khi tàu hoả chạy trong đường hầm, việc thu phát thông tin vô tuyến như thế nào?

Trước kia trên tàu hoả rất khó thu được tín hiệu vô tuyến điện, vì toa tàu được làm bằng kim loại, phần lớn các sóng điện từ trong phạm vi sóng trung...

Vì sao khi người mệt mỏi lại hay ngáp dài?

Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài.

Vì sao không nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây?

Sau mỗi bữa ăn, uống nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Nước khi đó sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, uống một ly nước ngay sau khi ăn trái cây có thể gây hại nhiều hơn là lợi.