Vì sao nói vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có thể có sự sống?

Tháng 3 năm 1979 nước Mỹ phóng thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyagers) bay qua bầu trời Mộc Tinh đã bất ngờ phát hiện vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có bộ mặt vô cùng đặc biệt, không giống với thiên thể nào. Nó không giống với những thiên thể rắn, có nhiều hố do vẫn tinh va đập mà phân bố rất nhiều những đường đan xen chằng chịt nhau như tấm thảm. Đó là gì vậy?

Nghiên cứu sâu thêm một bước, cuối cùng người ta làm sáng tỏ: trên bề mặt vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh được bao phủ một lớp băng rất dày. Những đường đan xen chằng chịt trên bề mặt đó là những vết nứt được hình thành bởi những khe nứt lặp đi lặp lại của lớp băng. Những vết nứt này chỗ rộng đến hàng chục km, dài đến hàng nghìn km, sâu từ 100-200 m. Càng thú vị hơn là người ta còn chú ý đến những vết nứt đan xen này có nền màn nâu, so với những phần màu nhạt hơn ở xung quanh rất nổi bật. Sự phân tích quang phổ của những chất màu nâu này chứng tỏ: chúng có thể là sự phản ánh của các hợp chất hữu cơ. Như ta đã biết, sự sống là do các chất hữu cơ cấu tạo thành. Chung quanh các vết nứt trên lớp băng của vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có khả năng tồn tại các chất hữu cơ khiến cho con người có hy vọng ở đó có thể tồn tại sự sống.

Điều làm cho người ta phấn khởi là một sự phát hiện ngay trên Trái Đất cổ vũ rất lớn niềm tin tìm thấy sự sống ở trên vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh. Nguyên là ở một số hồ quanh năm đóng kín băng ở Nam Cực Trái Đất, ánh sáng ở đó rất yếu ớt, nên sau khi xuyên qua lớp băng dày, phần sáng chiếu xuống đáy hồ không đáng kể. Nhưng khi người ta lặn xuống đáy hồ mờ tối dưới lớp băng dày thì bất ngờ phát hiện ở đó có những đám tảo lam lục tồn tại, chúng sống nhờ vào ánh sáng yếu ớt đó. Mặc dù vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh rất xa Mặt Trời, nhiệt độ rất thấp, ánh sáng rất yếu, nhưng môi trường không kém hơn dưới đáy hồ Nam Cực. Hơn nữa vì mối quan hệ ngẫu hợp giữa tự quay và quay quanh Mặt Trời mà ngày ở vệ tinh thứ hai đó dài đến 60 giờ. Vì vậy trên vệ tinh thứ hai, ở những chỗ vết băng vừa mới nứt ra có thể sẽ tiếp thu được ánh sáng Mặt Trời tuy yếu ớt, từ đó khiến cho cho sự sống có thể tồn tại và phát triển ở đó. Mãi đến vài năm sau, khi vết nứt mới của tầng băng bị lấp lại, sự sống cũng có thể sẽ tạm thời ẩn xuống, đợi đến lúc có cơ hội tốt lại phát triển.

Đương nhiên những điều trên đây chỉ là suy đoán. Thực chất vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có sự sống hay không còn cần phải chờ đợi con người khảo sát sâu hơn.

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Tại sao hoa dương kim lại có thể gây mê?

Thời cổ, có vị lương y lừng danh Hoa Đà đã dùng một loại gọi là “Ma phí tần” làm thuốc tế để cạo xương trị độc, mổ bụng, cắt ruột cho người bệnh. Theo...

Vì sao sau mỗi tiết học phải nghỉ 10 phút?

Như ta đã biết, đại não là "bộ tư lệnh" của cơ thể. Dưới sự chỉ huy của nó, tất cả hoạt động của con người đều diễn ra theo một trật tự nhất định.

Vì sao vòng năm của cây có thể phản ánh lịch sử ô nhiễm môi trường?

Trên mặt cắt ngang của thân cây có thể nhìn thấy nhiều vòng tròn đồng tâm có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là vòng năm của cây. Nó không những...

Lớp phủ phía sau tấm gương bằng bạc hay thuỷ ngân?

Bạn hãy tự xem xét kỹ mặt sau của tấm gương soi. Bạn sẽ thấy chính là màu sáng lấp loáng của lớp bạc.

Tại sao ớt lại cay?

Trong thành phần của ớt có chứa capsaicin – một chất oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa thức ăn bị hỏng, bảo vệ mạch máu. Và đây cũng chính là chất tạo nên vị cay của ớt.

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Vì sao hồ chứa nước có thể trữ được điện?

Điện được sử dụng rất rộng rãi, nhưng chúng ta đều biết điện không thể trữ được, đây chính là một nhược điểm rất lớn của nó.