Thông tin có thể trở thành tri thức không?

Khi bạn nói chuyện với một người bạn, nếu anh ta cứ thao thao bất tuyệt nói về một vấn đề nào đó từ các khía cạnh khác nhau, cung cấp cho bạn tình hình các mặt, cung cấp những cách nhìn và kiến giải của mình thì bạn sẽ có được nhiều điều gợi ý và sẽ thu nhận được kiến thức cần thiết. Nếu như anh ta nói năng khô khốc, không có bao nhiêu nội dung, không làm bạn hứng thú thì khi cuộc trò chuyện kết thúc bạn sẽ cảm thấy thông tin thu nhận chẳng là bao. Vì sao vậy? Điều này thường là vì người bạn đầu đã có một khối lượng thông tin lớn còn người sau thì thông tin ít. Đó chứng tỏ thông tin là một cơ sở để thu nhận tri thức. Khi bạn có được nhiều thông tin thì tri thức của bạn sẽ phong phú.

Tri thức là một sự tổng kết nhận thức của con người đối với các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội, là những thông tin đã được hệ thống hóa, quy phạm hóa, cấu trúc hóa; nó đã xâu chuỗi từng tin riêng lẻ hoặc nhiều tin bằng các phương thức. Ví dụ chúng ta có được hai thông tin: "trời nóng nực" và "khí hậu ẩm ướt" thì sẽ có được kiến thức: "trời sắp mưa". "Xâu chuỗi" là mối nối kết liên hệ các thông tin khác nhau. Nếu ta dùng quan hệ từ nhân quả "nếu…thì" để liên hệ sự thực "trời nóng nực" và "khí hậu ẩm ướt" lại thì sẽ thành một tri thức "trời sắp mưa" và chúng ta có thể dùng quan hệ từ nhân quả để viết thành phương thức biểu đạt như sau: "nếu trời nóng nực và ẩm ướt thì sắp có mưa".

Tri thức sinh ra từ những thực tiễn và hoạt động tư duy của loài người. Khi con người đã nắm một khối lượng lớn thông tin thiết thực, trải qua thực tiễn và tư duy, thì tri thức của con người sẽ dần dần trở nên phong phú. Bởi vậy, tri thức và thông tin có mối quan hệ chặt chẽ. Thông tin qua thực tiễn và tư duy của con người sẽ có thể biến thành tri thức được.

Lợi dụng biển để giảm thấp hiệu ứng nhà kính như thế nào?

Biển là khu vực vô cùng kì diệu. Chúng ta hiểu biết về biển còn rất ít.

Chiếc chậu đựng đầy nước và băng, khi băng tan nước có chảy ra ngoài?

Đặt một cục băng vào trong chậu, sau đó đổ nước đầy chậu, khi đổ sẽ có một phần băng nổi trên mặt nước

Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Cây đay thân cao 2 – 5 m, có bộ phận nhẫn bì phát triển, có thể đan làm túi đay. Cây đay vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Đông Nam...

Thế nào là dự án vệ tinh Ir?

Hệ thống vệ tinh Ir là hệ thống thông tin di động toàn cầu của Công ty Motorola Mỹ thiết kế. Phần trên không của nó là các vệ tinh bay trên bảy quỹ...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Bụi vào mắt thì làm thế nào?

Những ngày gió to, đi ngoài trời, cát bụi rất dễ bay vào mắt. Vì mắt là cơ quan thị giác rất nhạy cảm nên dù hạt bụi nhỏ hơn hạt cải, ta cũng đã cảm...

Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?

Trong cuộc sống, chúng ta thường cần phải mua bánh ngọt, sữa bột, đường, muối ăn và những thực phẩm thường dùng hàng ngày khác. Ta thường thấy trên...

Tại sao hoa dạ hương vào ban đêm mới tỏa ra mùi hương thơm ngát?

Chúng ta thấy hoa đa số nở vào ban ngày và sau khi nở sẽ tỏa ra mùi hương. Thế nhưng hoa dạ hương lại không như vậy, chỉ đến ban đêm hoa mới tỏa hương...

Vì sao toán học thuần tuý có ứng dụng hết sức to lớn?

Nếu đặt câu hỏi vì sao phải học toán? Nhiều bạn trẻ sẽ trả lời “vì điểm toán được đánh giá cao trong các kì thi”. Nhưng mục đích thực của việc học...