Xuất xứ của kí hiệu bốn phép tính số học +, -, x, ÷ và dấu = ở đâu?

Mọi người đều rất quen thuộc với bốn phép tính số học và dấu bằng. Thế bạn có biết lai lịch của các kí hiệu này không?

Vào thời xa xưa, ở Hy Lạp và ấn Độ người ta thường viết các số ở cạnh nhau để biểu diễn phép cộng. Ví dụ như 3 + 1/4 sẽ viết là 31/4. Ngày nay người ta còn thấy vết tích của cách viết này khi viết số phân số. Họ cùng viết hai số cách xa nhau một khoảng để biểu diễn phép trừ, ví dụ viết 6 1/5 chính là để biểu diễn 6 - 1/5.

Vào thời Trung Cổ, thương nghiệp Châu Âu rất phát đạt. Một số thương nhân thường đánh dấu “+” trên các hòm để biểu thị trọng lượng quá nặng, còn vẽ dấu “ - “ để chỉ cái thùng là nhẹ và không đủ trọng lượng. Thời Phục hưng ở Italia, Leonardo de Vinci đã ghi các dấu “+” và dấu “ - ” lên các tác phẩm của mình. Năm 1489, một người Đức là Wideman đã chính thức dùng các kí hiệu “+” và “-” để biểu diễn phép tính cộng và phép tính trừ trong tác phẩm của mình. Về sau nhờ nhà toán học Pháp Viete hết sức tuyên truyền và cổ vũ, hai kí hiệu này mới được phổ cập và đến năm 1603 mới được mọi người thừa nhận.

Ở Trung Quốc thời xưa người ta đã dùng thẻ tính và bi tính để tiến hành các phép cộng, trừ, nhân và chia nhưng chưa đặt ra các kí hiệu chuyên môn để kí hiệu các phép tính. Hãy lấy đẳng thức “Lý Thiện Lan” nổi tiếng của nhà toán học Lý Thiện Lan làm ví dụ. Lý Thiện Lan đã dùng kí hiệu “⊥” để biểu diễn dấu “+” và dấu T để biểu diễn dấu “-”. Nhưng ở các sách toán xuất bản vào cuối đời Thanh, người ta đã dùng cách mô tả thay cho kí hiệu. Sau Cách mạng Tân Hợi, người ta mới dùng kí hiệu như ngày nay.

Còn việc sử dụng dấu x và dấu ÷ thì phải đến 300 năm sau nữa. Năm 1631 Wiliam Autelite là người đầu tiên đã dùng dấu “x” để biểu diễn phép nhân, sau này người ta mới sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Vào thời Trung Cổ, toán học ở các nước Arập tương đối phát triển. Nhà toán học lớn Watmet đã dùng kí hiệu “3/4” để biểu diễn phép chia của 3 cho 4. Nhiều người cho rằng cách viết phân số như ngày nay là xuất phát từ cách viết đó. Mãi đến năm 1630 mới xuất hiện dấu “ ÷” để biểu diễn phép tính chia.

Ngày nay ở đa số các quốc gia, người ta dùng các kí hiệu “+” và “-” để biểu diễn phép tính cộng và phép tính trừ. Còn dấu “x” và dấu “÷” không phải được dùng thật phổ biến ở nhiều nước người ta dùng dấu “.” thay cho dấu “x” và dấu “: ” thay cho dấu ÷.

Còn dấu “=” được ra đời từ bao giờ và ở đâu? Người Babilon và Ai Cập đã từng dùng các kí hiệu khác nhau để biểu diễn sự bằng nhau. Còn dấu “=” được sử dụng sớm nhất trong tác phẩm “Hòn đá mài trí tuệ” của Reked. Thế nhưng dấu “=” mãi đến thế kỉ XVIII mới được phổ biến rộng rãi.

Cần bao nhiêu phép thử để tìm được một phế phẩm trong 81 sản phẩm sản xuất ra?

Có 81sản phẩm được sản xuất ra nhưng trong đó có một sản phẩm có vết rỗng bằng hạt cát nên trở thành phế phẩm, cần phải tìm ra phế phẩm đó. Đương...

Thế nào là bài toán bức màn đẳng thức của các tổng số?

Ta hãy xét xem hai tổng mỗi tổng là sáu số tự nhiên:

Tại sao cần phải có luật quốc tế?

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống...

Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra...

Hành trình của sao Băng

Ban đêm, trên bẩu trời thỉnh thoảng lại loé sáng tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bẩu trời và biến đi rất nhanh. Những người...

Vì sao không nên ăn sò?

Năm 1988, ở Thượng Hải xuất hiện đại dịch viêm gan A. Có gia đình tất cả mọi người đều mắc bệnh.

"Cửu chương toán thuật" ("Sách toán chín chương") là bộ sách như thế nào?

“Cửu chương toán thuật” (“Sách toán chín chương”) là bộ sách toán cổ của Trung Quốc. Bộ sách ra đời vào đầu nhà Đông Hán (khoảng từ năm 50 - 100 sau...

Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè?

Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để toả bớt nhiệt lượng.

Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các...