Tại sao cáo lông đỏ rất thích sử dụng mưu kế?

Trong các loài động vật ăn thịt, nếu hỏi loài nào xảo quyệt nhất, hẳn mọi người đều cho là loài cáo. Thực ra tên gọi chính xác của nó phải là cáo lông đỏ. Đúng như vậy, bản tính của cáo lông đỏ là xảo quyệt, giả dối, bất kể là khi săn mồi hay khi trốn tránh kẻ địch, chúng thường nghĩ ra được nhiều mưu kế khác nhau.

Đôi khi trí tuệ của cáo lông đỏ thậm chí không thua kém gì loài người. Ví dụ như khi người thợ săn đặt bẫy để bắt mồi, nếu bị cáo lông đỏ từ xa phát hiện thì nó sẽ lẳng lặng bám phía sau người thợ săn. Đây là một kiểu tin tức báo động đặc biệt, một khi đồng loại của chúng đi qua, ngửi được mùi hôi này thì sẽ biết dưới cây gần đó có chiếc bẫy đáng sợ.

Ngoài ra, khi đi săn, đôi khi cáo lông đỏ làm ra vẻ bị thương, rất đau đớn, hoặc chúng giả vờ đánh nhau, và khi cảm thấy sự sợ hãi của con mồi dần dần biến mất, thì cáo lông đỏ sẽ đột ngột vồ lấy con mồi.

Có thể có người sẽ hỏi, so với các động vật khác, tại sao cáo lông đỏ lại thích sử dụng mưu kế vậy? Các nhà khoa học cho rằng, bất kì động vật nào muốn sinh tồn lâu dài trên thế giới này đều phải có một bản lĩnh mưu sinh. Ví dụ hổ hay sư tử được gọi là chúa tể của loài muông thú, thì dựa vào thể lực khoẻ mạnh, móng sắc, răng nhọn, để vừa có thể bắt được con mồi lại vừa không phải lo lắng về sự tấn công của kẻ địch. Còn một số động vật ăn cỏ trông yếu đuối dễ bị ức hiếp, nhưng lại có khả năng chạy rất nhanh, giúp chúng thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ địch.

Chúng ta biết rằng, cáo lông đỏ dựa vào ăn thịt để sống, nhưng trong bộ động vật ăn thịt, nó chỉ là thành viên thân nhỏ sức yếu, khả năng tấn công và chạy trốn đều không khoẻ. Vì vậy, cáo lông đỏ chỉ có thể dựa vào trí lực để bù đắp sự thiếu thốn về thể lực. Nói một cách dễ hiểu là so với các loài động vật ăn thịt khác, cáo lông đỏ biết nghĩ ra cách hay hơn, biết sử dụng mưu lược hơn.

Có như vậy, cáo lông đỏ mới chiếm được một vị trí trong cuộc cạnh tranh sinh tồn tàn khốc, mới có thể tồn tại được đến ngày nay.

 

Vì sao với các bạn cùng lớp, số người có cùng ngày sinh nhật rất lớn?

Không biết các bạn có nhận thấy trong cùng một lớp, số người có cùng ngày sinh nhật quả là nhiều. Nếu không tin bạn thử làm một phép thống kê.

Tại sao khi học có lúc tiến bộ nhanh, có lúc lại chậm?

Mọi kỹ năng hay kiến thức mà chúng ta có được đều là do trải qua một quá trình tập luyện lâu dài. Chẳng hạn học ngoại ngữ hay đánh đàn.

Tại sao cần xây dựng kiến trúc kim tự tháp ngược?

Kiến trúc kiểu kim tự tháp đã có từ xa xưa, còn kiến trúc kim tự tháp ngược là một hình thức kiến trúc hiện đại, nó là một phương thức tạo hình có...

Liệu có thể có công thức tính số nguyên tố?

Ta đã biết số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho số 1 và chính số đó. Chúng ta còn biết là có thể nhận biết số nguyên tố qua “sàng Eratosthenes”.

Vì sao người ta không nói đến ước số chung nhỏ nhất và bội số chung lớn nhất?

Khi học toán, chúng ta đã học ước số chung lớn nhất và bội số chung nhỏ nhất. Thế nhưng các bạn có đặt ra câu hỏi tại sao người ta hay nói đến ước số...

Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con như thế nào?

Những người đã từng nuôi cá đều biết, rất nhiều loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng như cá vàng, điều này quá đỗi quen thuộc với chúng ta.

Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối...

Tại sao Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou được xây dựng như một nhà máy?

Trung tâm Văn hoá nghệ thuật Pompidou<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n14" title="Georgé Pompidou (1911 - 1974), làm Tổng thống cộng hoà...

Vì sao lại nói số 9?

Không ít người cho rằng số 9 (dấu chấm trên chữ số 9 hàm ý là số 9 được lặp đi lặp lại nhiều lần ở sau dấu phảy thập phân). Cho dù con số 9 có lặp đi...