Vì sao Hoả Tinh lại màu đỏ?

Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. Từ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy. Hiện tượng này từng khiến cho người cổ xưa bị mê hoặc và không giải thích được.

Vậy vì sao Hoả Tinh có màu đỏ lửa?

Như ta đã biết, Hoả Tinh là một trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời. Hành tinh là thiên thể không phát sáng, ta nhìn thấy Hoả Tinh có màu đỏ lửa là do kết quả phản xạ ánh nắng Mặt Trời của nó.

Theo nghiên cứu, lớp đá bề mặt Hoả Tinh có nhiều chất sắt. Khi những lớp đá này bị phong hoá tác dụng sẽ hình thành cát bụi, chất sắc trong đó bị oxy hoá thành sắt ôxit màu đỏ. Vì bề mặt Hoả Tinh rất khô ráo, không tồn tại trạng thái nước, khiến cho cát bụi trên bề mặt Hoả Tinh dễ bị gió thổi bùng lên, thậm chí phát triển thành lớp bụi che phủ toàn bộ Hoả Tinh. Năm 1971, khi thiết bị thám hiểm vũ trụ "Thuỷ thủ số 9" bay qua bề mặt Hoả Tinh đã quan trắc được một trận bão bụi rất lớn. Trận bão này bắt đầu từ bán cầu Nam sau đó phát triển sang bán cầu Bắc, bao phủ toàn bộ bề mặt của Hoả Tinh trong lớp bụi dày. Bão bụi kéo dài mấy tháng, các lớp cát cho bề mặt Hoả Tinh phục hồi trở lại trạng thái ban đầu. Chính vì bão bụi phát sinh lặp đi lặp lại, khiến cho bề mặt Hoả Tinh hầu như luôn luôn bị che phủ bởi một lớp cát bụi sắt ôxít rất dày, kết quả là bề mặt Hoả Tinh hiện thành màu đỏ. Dưới ánh sáng của Mặt Trời, trong bầu trời ban đêm Hoả Tinh như một quả cầu lửa phát ra ánh sáng màu đỏ.

Tại sao đội đồ vật trên đầu nhẹ hơn xách và cõng?

Phụ nữ Triều Tiên thường dùng đầu để đội các đồ vật nặng. Người dân ở một số nước châu Phi cũng thích đội đồ vật trên đỉnh đầu.

Rốt cuộc quạ có thông minh hay không?

Nhắc đến những người bạn thông minh trong giới động vật, chúng ta liền nghĩ ngay đến hắc tinh tinh, đại tinh tinh, cá heo... Hiện nay chúng ta cũng có thể tính quạ vào một trong số đó.

Có phải các phương trình đều có thể giải bằng công thức không?

Nhiều người thích dùng công thức khi giải các phương trình vì chỉ cần theo các quá trình và quy phạm không cần phải tốn nhiều suy nghĩ. Ví như giải...

Tại sao dưới đáy biển sâu không có ánh sáng Mặt Trời vẫn có động vật sinh sống?

Mọi người đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.

Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại.

Vì sao có giấc mộng được nhớ rõ, có giấc mộng không nhớ rõ?

Mỗi người chúng ta đều từng chiêm bao và đều có kinh nghiệm sau: sáng mai tỉnh dậy có lúc nhớ rõ những chi tiết trong chiêm bao, nhưng có lúc không...

Vì sao đơteri được gọi là nhiên liệu trong tương lai?

Ngày nay nhiên liệu chủ yếu của loài người là dầu mỏ, than đá, ngoài ra có thể dùng uran, thori là nhiên liệu hạt nhân. Thế nhưng trong tương lai,...

Con người lần đầu đổ bộ xuống Mặt trăng như thế nào?

Thứ ba ngày 16 tháng 7 năm 1969, một hôm nắng đẹp không có mây. 9 h 30 giờ miền Đông nước Mỹ, tên lửa vận tải khổng lồ "Thổ tinh 5" sau tiếng nổ rền...

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.