Vì sao phải phát triển dùng xăng không chì?

Trong khí thải của ô tô có các hợp chất của chì như chì tetrametyl (CH3)4Pb. Đó là vì trong xăng đã pha chất phụ gia chống nổ chì tetrametyl. Thông thường mỗi galon (bằng 3,79 lít) xăng người ta thêm vào 2 – 4 g chì tetrametyl. Khi ô tô chạy, 25% - 75% chất này cháy với xăng sản sinh ra các hợp chất của chì thải vào không khí. Chì là kim loại nặng, rất độc, ankyl chì có độ độc càng cao hơn. Ví dụ độ độc của ankyl chì cao gấp 100 lần so với kim loại chì. Khi chì và các hợp chất của chì xâm nhập vào không khí ở dạng những hạt li ti, khuếch tán đi rất xa. Trong băng tuyết ở Bắc Cực, hàm lượng chì hai năm trở lại đây đã tăng lên 20 lần. Số chì này đều là từ các lục địa trôi nổi bay đến. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, không khí ô nhiễm chì đã lan rộng khắp thế giới và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không khí ô nhiễm chì, trên 90% là do khí thải ô tô tạo nên. Chì và các hợp chất của chúng trong không khí sau khi lắng xuống mặt đất còn làm cho nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm.

Chì và các hợp chất của chì rất có hại cho cơ thể người. Chúng có thể đi theo đường ăn uống vào đường tiêu hóa, hoặc thông qua hô hấp đi vào phổi, chất chì tetramethyl còn có thể thông qua da thẩm thấu vào cơ thể. Chì sau khi vào cơ thể, 90% - 95% sẽ hình thành chất chì photphat Pb3(PO4)2 trầm tích vào trong xương, chỉ một ít được bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi chì tích tụ trong cơ thể đến một nồng độ nhất định sẽ gây nên ngộ độc chì. Nói chung cơ thể sau khi nhiễm độc chì mặt sẽ xanh nhợt, váng đầu, uể oải, đau khớp, nếu nhiễm độc chì nặng hơn sẽ có các chứng bệnh thiếu máu. Đó là vì chì hợp thành với các hồng cầu trong máu gây trở ngại cho khả năng hấp thu và đào thải của cơ thể.

Năm 1961 ở Tokyo, Nhật Bản đã xảy ra sự kiện nhiễm độc chì mãn tính trên những nút giao thông ở ngoại ô Tôkyô, nơi có xe cộ qua lại tấp nập, mỗi phút khoảng 50 ô tô, các khí thải chứa chì thải vào không khí khiến cho dân cư xung quanh xuất hiện nhiều hiện tượng chức năng máu giảm thấp. Có những người dân còn bị các bệnh về tim mạch, não ứ máu và viêm thận mãn tính. Cảnh sát giao thông buộc phải đội mũ phòng độc khi làm nhiệm vụ. Trên thực tế khí thải ô tô chứa chì đã tạo nên sự ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

Muốn ngăn ngừa và giảm thấp ô nhiễm chì do ô tô gây nên thì biện pháp tốt nhất là sử dụng xăng không có chì. Ở Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố lớn của Trung Quốc, ngày 01 tháng 6 năm 1988 và ngày 01 tháng 10 năm 1988 đã lần lượt dùng xăng không chì. Các nhà khoa học dự đoán sau khi tất cả ô tô dùng xăng không chì thì tốc độ ô nhiễm chì trong không khí sẽ giảm từ 80% - 90%. Lúc đó không khí thành phố sẽ trong sạch trở lại.

Từ khoá: Chì; Chì tetrametyl; Xăng không chì.

Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?

Nuôi cá trong ruộng lúa còn gọi là “cá dưới lúa”, là một trong những phương thức sản xuất của đồng lúa khu vực miền núi và đồi gò ở phương nam Trung...

Tại sao chuồn chuồn phải "đạp nước"?

"Chuồn chuồn đạp nước chầm chậm bay" là câu thơ cổ của Trung Quốc, có thể thấy rằng hiện tượng chuồn chuồn đạp nước đã được mọi người sớm chú ý đến.

Jesus có thật hay không?

Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải...

Tại sao trong hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh như vậy?

Trong hệ Mặt trời có những gì? Một nhà thiên văn học đã từng trả lời một cách khéo léo rằng: “Một bó nhỏ những hành tinh lớn và một bó lớn những tiểu...

Tại sao âm nhạc do máy CD phát lại sống động hơn caset?

Âm nhạc phát từ máy CD (compact disc player: máy hát laze, máy quay đĩa compac) sống động hơn máy caset (radio cassette rocorder). Đó là nguyên lí và...

Hành trình của sao Băng

Ban đêm, trên bẩu trời thỉnh thoảng lại loé sáng tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bẩu trời và biến đi rất nhanh. Những người...

Ăn xì dầu có khiến cho da đen hơn không?

Có một số người lo rằng việc ăn xì dầu sẽ làm cho da đen thêm. Do đó, họ không dám ăn nhiều xì dầu, thậm chí kiêng hẳn.

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...

Vì sao phân cấp cung cấp nước có thể tiết kiệm nguồn nước?

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quí báu của nhân loại. Mấy chục năm gần đây vì lượng dùng nước trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tăng lên...