Di tinh có hại cho sức khỏe không?

Nam giới đến tuổi dậy thì thường chiêm bao di tinh, tức là tinh dịch tiết ra. Đó là vì đến tuổi dậy thì, ngọc hoàn không ngừng sản xuất tinh trùng, tinh nang và tiền liệt tuyến không ngừng xuất ra nước dịch nhầy. Sau khi tích trữ đến một lượng nhất định, xung động thần kinh sẽ sản sinh, tạo nên di tinh. Người xưa nói "tinh đầy tự xuất" là ý đó. Di tinh là một tiêu chí biểu hiện giới tính đã thành thục. Di tinh lần đầu là sự thể nghiệm tâm lý mới. Cùng với tuổi tác tăng lên, người thanh niên đó bắt đầu cảm thấy sự hấp dẫn của người khác giới, có nhu cầu thể nghiệm. Do đó, khi chiêm bao thường di tinh, còn gọi là mộng tinh. Có những thanh niên khi di tinh thì tỏ ra rất lo lắng, họ nghĩ rằng "một

giọt tinh quý bằng mười giọt máu, tinh dịch mất đi là mất đi tinh khí". Thực ra, sự lo lắng đó không cần thiết. Bởi vì ngọc hoàn không ngừng sản xuất tinh trùng, lâu ngày đầy lên thì sẽ bài tiết ra ngoài. Di tinh là một phương thức chủ yếu để thực hiện sự bài tiết đó. Đương nhiên, số lần di tinh của mỗi người khác nhau, có người mỗi tháng một vài lần, có người vài tháng một lần, đó là bình thường.

Nếu từ thành phần tinh dịch mà xét, trong đó dịch tinh nang chiếm khoảng 60%, dịch tiền liệt tuyến chiếm khoảng 30%, tinh trùng khoảng 5%. Trong tinh dịch, ngoài tinh trùng ra, thành phần chủ yếu là nước, một số ít còn lại là đường gluco, anbumin, mỡ, các loại men và các muối vô cơ khác. Những chất dinh dưỡng ít ỏi này đối với cơ thể mà nói thực tế không đáng kể. Vì vậy, có thể thấy, di tinh sẽ không làm tổn hại đến sức khỏe.

Nếu số lần di tinh quá nhiều, thậm chí 1 - 2 ngày một lần, hoặc cứ hễ bị kích thích, hoặc vừa nghĩ đến là có, sau di tinh người mệt mỏi, uể oải, chóng đầu, đau lưng thì nên đến bác sĩ khám để điều trị. Nếu di tinh xuất hiện liên tiếp, trước hết phải chú ý xem có phải là bệnh thuộc về cơ quan sinh dục không, ví dụ dương vật, tiền liệt tuyến bị viêm, vì chỗ viêm bị kích thích sẽ khiến cho thần kinh trung khu ở trạng thái hưng phấn, gây phóng tinh. Ngoài ra, việc da bao đầu dương vật dài quá, túi da đầu dương vật cáu bẩn cũng là một nhân tố kích thích di tinh. Trong trường hợp này, nên tích cực điều trị và thường tắm rửa, chú ý vệ sinh cá nhân.

Ngoài ra, thanh thiếu niên nên tham gia các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động văn thể có ích, không nên xem sách vàng hoặc phim ảnh vàng; khi ngủ tốt nhất mặc quần áo rộng, chăn đắp không nên nặng quá, như vậy sẽ giảm được số lần di tinh.

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Vì sao một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ nước có độ sâu trung bình 1 m?

Nếu có người hỏi bạn “một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ sâu 1 m hay không?”. Nhất định bạn sẽ trả lời: không.

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

Thái dương hệ có láng giềng mới?

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một nhóm hành tinh giống Trái đất đang quay theo một quỹ đạo quanh một ngôi sao gẩn kề tên là Vega. Chúng phải mất...

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Tại sao có một số cây lại phát sáng?

Mùa hè, trong rừng và trên những thảm cỏ ta thường thấy những con đom đóm bay lượn phát sáng, đó là hiện tượng phát sáng sinh vật mà mọi người đều...

Vì sao nói "rửa chân nước nóng trước khi ngủ cũng như uống thuốc bố"?

Hai chân con người không những đỡ trọng lượng toàn thân mà còn chuyển dời thân thể đi. Theo tính toán, một người trong cuộc đời đi khoảng 10 vạn km,...

Vì sao trước lúc tiêm, phải đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm?

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy y sĩ trước khi tiêm thường đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Đó là để bảo đảm điều trị an toàn.