Vì sao khi lên cơn sốt, nên uống nhiêu nước ấm?

Đối với cơ thể, nước vô cùng quan trọng, gắn chặt với sự sống của con người. Người nào không uống nước 7 - 8 ngày liền sẽ tử vong.

Nói chung, mỗi người một ngày đêm cần khoảng 2,5 lít nước. Nhưng lượng nước cơ thể cần không phải là cố định. Mùa hè nóng nực, người ta cần lượng nước nhiều hơn; sau khi vận động nhiều cũng cần lượng nước nhiều hơn.

Vậy vì sao khi lên cơn sốt, ta cũng cần lượng nước nhiều hơn so với lúc bình thường? Nguyên lý rất đơn giản, đó là vì khi sốt cao, lượng nước trong cơ thể từ đường hô hấp và từ da bốc hơi rất nhiều. Cho nên phải uống nhiều nước ấm để bổ sung, nếu không sẽ có hiện tượng mất nước và ốm thêm nặng. Ngoài ra, nước có công năng điều tiết thân nhiệt. Việc uống nhiều nước có thể giúp giảm thấp thân nhiệt thông qua mồ hôi hoặc tiểu tiện. Ngoài ra, với các trường hợp sốt do vi khuẩn, việc uống nhiều nước sẽ làm loãng độc tố do vi khuẩn tiết ra trong máu, thải nó ra ngoài.

Hơn nữa, khi sốt cao, quá trình hấp thu, đào thải của cơ thể bị rối loạn, những chất có hại trong cơ thể sẽ xuất hiện trong máu. Việc uống nhiều nước sẽ làm loãng những chất có hại này, giảm ảnh hưởng không tốt của nó đối với cơ thể.

Ai là nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới?

Nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là Valentina Treshcova, người Liên Xô. Ngày 16 tháng 6 năm 1963, chị đã một mình lái con tàu vũ trụ "Phương...

Điều gì giúp các loài cá chịu được áp lực dưới đáy biển sâu?

Vùng âm là lớp trên cùng của đại dương, nhận đủ ánh sáng mặt trời cho việc hỗ trợ đời sống thực vật thủy sinh. Nhưng hầu hết các sinh vật biển sâu sống dưới mặt nước hàng nghìn mét, cách xa vùng âm đó.

Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió...

Tại sao kim chỉ nam không chỉ chính hướng Nam của Trái đất?

Từ rất sớm, con người đã phát hiện ra kim chỉ nam không chỉ chính hướng Nam của Trái đất mà nó bị chệch đi một chút.

Vì sao ở Trung Quốc người ta gọi định lí Pitago là định lí tam giác?

Trong hình học phẳng có định lí nổi tiếng: Trong một tam giác vuông tổng bình phương các cạnh của góc vuông bằng bình phương cạnh huyền.

Vì sao một số cây cổ thụ rỗng thân mà vẫn sống?

Đôi khi ta bắt gặp những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê, nhưng thân lại "vườn không nhà trống". Điều gì đã giúp chúng sống thoải mái trong điều kiện...

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao máy tính phải có bộ nhớ chính?

Máy chính (khối hệ thống) của máy tính cấu tạo gồm bộ xử lý trung tâm (central processing unit) và bộ lưu trữ bên trong (gồm RAM và ROM). Bộ xử lí...