Vì sao máy tính có thể chẩn đoán được một số bệnh?

Ngày nay, trong lĩnh vực kỹ thuật cao, máy tính không những dùng để tính toán mà còn có một vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chẩn đoán bệnh.

Nhiều người có thể sẽ nghi ngờ điều này vì họ cho rằng, nếu máy tính có thể khám bệnh thì cần gì đến bác sĩ nữa? Thực ra, máy tính chỉ là một loại máy móc, cần có con người điều khiển; hơn nữa, trình tự chẩn đoán của nó cũng là do bác sĩ thiết kế nên. Tóm lại, dù máy móc tiên tiến đến bao nhiêu thì điều quyết định vẫn là con người, máy tính khám bệnh cũng không ngoài nguyên lý đó.

Vì sao máy tính có thể chẩn đoán được một số bệnh? Điều này phải bắt đầu nói về nguyên lý làm

việc của máy tính. Trước hết, người ta phải xây dựng cho máy tính một kho bệnh án, tức là bác sĩ phải lập các dạng chứng bệnh, các kết quả thí nghiệm và đưa ra những phương án chữa trị tương ứng rồi đưa trình tự đó vào máy tính. Khi bệnh nhân đến khám, chỉ cần cho vào máy tính những dữ liệu (như triệu chứng bệnh, kết quả thí nghiệm), máy tính sẽ căn cứ những chỉ tiêu này tự động tìm kiếm trong kho bệnh án để tìm ra bệnh tương ứng. Một khi đã tìm được, nó sẽ đưa ra kết quả cho biết bệnh nhân mắc bệnh gì, nên điều trị như thế nào. Ví dụ: Một người đến khám bệnh với biểu hiện sắc mặt tái xám, thường cảm thấy đau đầu, hoa mắt, sức chú ý không tập trung và có chứng gan, lá lách sưng to; kết quả xét nghiệm hồng cầu và bạch cầu đều thấp, chất sắt trong huyết thanh thấp. Sau khi đưa những thông tin về bệnh án này vào, máy tính sẽ xử lý và phát hiện nó ăn khớp với các chỉ tiêu bệnh máu thiếu sắt. Máy tính sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt.

Qua đó, có thể thấy việc dùng máy tính khám bệnh thực chất là việc bác sĩ dùng các tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh sắp xếp theo một thứ tự nhất định để đưa vào trong máy tính. Khi bệnh nhân đến khám, chỉ cần đưa các thông tin về chứng bệnh, kết quả xét nghiệm vào để đối chiếu; nếu chỉ tiêu hai bên ăn khớp nhau thì có thể đưa ra kết quả chẩn đoán. Cho nên, then chốt của việc chẩn đoán bệnh trên thực tế vẫn là do bác sĩ quyết định.

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

"Sinh quyển số 2" là gì?

Bộ phận có sự sống tồn tại trên Trái Đất gọi là vònh sinh vật, nó bao gồm các cơ thể hữu cơ có sự sống và môi trường tồn tại của chúng. Các sinh vật...

Vì sao khi người mệt mỏi lại hay ngáp dài?

Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài.

Vì sao lại sản sinh gió rồng cuốn?

Gió rồng cuốn dân gian gọi là “rồng hút nước” (vòi rồng). Đó có thể là vì ngoại hình của nó giống như con rồng trong chuyện thần thoại, từ trên trời...

Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được...

Làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đại và giao thông?

Tính khoa học của việc quy hoạch thành phố hiện đại không thể tách rời sự phối trí hợp lý giữa công trình kiến trúc và đường sá giao thông, đồng thời...

Giao thông đường ray nhẹ và xe điện chạy trên đường ray kiểu cũ có gì khác nhau?

Giao thông đường ray nhẹ là cách gọi đơn giản loại xe điện chạy trên đường ray cỡ nhỏ và nhẹ hơn đường xe lửa thông thường. Nó chưa có một định nghĩa...

Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?

Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần càng kỳ quan, tráng lệ. Trong một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã dùng...

Màu sắc thịnh hành quốc tế đã ra đời như thế nào?

Màu sắc thịnh hành quốc tế là chỉ chung những nhóm màu trong một khoảng thời gian nào đó được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tượng này bắt...