Tại sao thực vật lại được coi là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển?

Ở vùng Nam Kinh, Trung Quốc, có một lần người ta phát hiện cây tùng tuyết vào mùa xuân khi ra chồi non, lá kim bị vàng và cháy khô. Sau khi kiểm tra thì họ tìm ra nguyên nhân là do khí sunfur dioxit, hiđro fluorit thải ra từ các nhà máy gần đó, cây tùng tuyết rất mẫn cảm đối với hai loại khí này. Do vậy, nếu con người nhìn thấy cây tùng tuyết xuất hiện hiện tượng này thì biết ngay có chất ô nhiễm sunfua và hyđro fluroit. Từ đó người ta coi cây tùng tuyết là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển rất tốt.

Tại sao thực vật lại có khả năng đó? Hóa ra thực vật cũng như động vật đều là những kẻ bị hại do sự ô nhiễm bầu khí quyển, nhưng thực vật phản ứng nhanh nhạy hơn đối với các hiện tượng ô nhiễm bầu khí quyển, lấy ví dụ khí sunfua đioxit, khi nồng độ là 0,3 x 10-6 thì các thực vật mẫn cảm đều bị hại, còn khi nồng độ bằng 1 x 10-6 thì con người mới cảm thấy mùi vị, đến khi nồng độ 10 x 10-6 thì con người mới bị ho và chảy nước mắt. Cho nên lợi dụng sự cảnh báo của thực vật mẫn cảm, có thể tránh được sự ô nhiễm bầu khí quyển, nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.

Tất nhiên, phương thức cảnh báo của thực vật không phát ra tiếng kêu như các thiết bị cảnh báo, mà nhờ vào vết thương của cây và mức độ tổn thương để báo cho con người biết về sự ô nhiễm. Những chất khí có hại trong không khí thường chui vào cơ thể thực vật qua các lỗ khí trên phiến lá, vì vậy phiến lá đứng mũi chịu sào, thường xuất hiện các vết tổn thương mà mắt ta nhìn thấy được. Những vết thương do các chất khí khác nhau gây ra thường không giống nhau, khí sunfua đioxit gây ra vết thương giữa các gân lá là những vết chấm hoặc nốt; còn những vết thương do khí fluo gây ra thì tập trung nhiều ở đầu ngọn lá và mép lá, có dạng vòng hoặc dải. Như vậy thực vật không chỉ có thể báo cho con người biết môi trường có bị ô nhiễm hay không mà còn báo được cả mức độ ô nhiễm một cách sơ lược. Do thực vật khác nhau nên độ nhạy cảm của thực vật với sự ô nhiễm cũng khác nhau, có thể coi một loại cây có độ nhạy cảm đặc biệt với một chất ô nhiễm nào đó như một máy cảnh báo chất ô nhiễm. Hiện nay con người đã tìm thấy không ít những thực vật có đặc tính tốt như vậy. Được coi là đại biểu tiêu diện cho sự cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển có: cỏ linh lăng hoa tím, cà rốt, rau chân vịt, có thể xác định mức độ ô nhiễm của chất sunfua đioxit, cây xương lan, uất kim hương, hạnh, mai, đào... có thể xác định mức độ sự ô nhiễm của chất fluo; cây táo, đào, ngô xác định mức độ ô nhiễm của chất clo v.v.

Nếu bạn muốn biết ở gần chỗ mình có bị ô nhiễm fluo hay không, hãy thử đặt mấy chậu hoa xương lan tươi đẹp vào nơi ở, chú ý quan sát tình hình sinh trưởng của nó, nếu mép lá và đầu lá xuất hiện những vết dạng dải màu lá cọ vàng nhạt, hơn nữa giữa các tổ chức bị hại với tổ chức bình thường có ranh giới rõ rệt thì chứng tỏ trong không khí xung quanh bị ô nhiễm chất fluo. Khi nồng độ fluo là 0,005 x 10-6, cây xương lan sẽ xuất hiện tình trạng bất thường, khi nồng độ là 8 x 10-6 mới bắt đầu có hại cho con người, do vậy ngay sau khi được cây cảnh báo cho biết, chúng ta vẫn còn kịp có biện pháp phòng tránh ô nhiễm.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Các nhà du hành sinh hoạt trong vũ trụ như thế nào?

Vũ trụ là nơi trọng lực rất bé, ở đó sinh hoạt của các nhà du hành khác xa trên mặt đất. Ví dụ ăn.

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Có thể vẽ được mọi đường cong không?

Vào những đêm mùa hè, chúng ta thường thấy các ngôi sao băng trên bầu trời sao. Các ngôi sao băng dịch chuyển trên bầu trời dưới dạng các đường cong.

Phải chăng số 0 chỉ có nghĩa là không có?

Trong một lớp học, thầy giáo dạy toán đặt ra cho học sinh một bài toán: “ở một cửa hàng bán máy tính vào đầu tuần có 20 máy tính. Trong suốt một tuần...

Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

Tỉnh An Huy Trung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật Tử, hồ nước Nam Loan, ở trung...

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Có phải máu chỉ là chất nước màu đỏ không?

Máu trong cơ thể màu đỏ tươi, mới nhìn giống như chất nước có thuốc nhuộm đỏ. Thực ra không phải như thế.

Vì sao ta có cảm giác nóng và lạnh?

Ngày đông tháng chạp, gió bắc lùa từng cơn khiến cho ta có cảm giác lạnh buốt. Ngày hè oi bức, cho dù chỉ mặc áo lót mong manh, ta vẫn cảm thấy nóng.