Tại sao nói ngân hàng hiện đại không tách rời máy tính?

Xưa kia khi ta bước vào ngân hàng, hình ảnh thấy được là: người chen chúc lố nhố. Còn ngày nay khi ta vào ngân hàng thì hình ảnh đã khác xa rồi: cả một gian phòng kinh doanh rộng lớn thật yên ắng, trật tự. Trước mặt mỗi một nhân viên công tác đều đặt một máy tính, rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng phiền phức chỉ cần gõ nhẹ lên bàn phím mấy cái là công việc đã xử lí xong. Giả sử khách hành gửi hoặc rút tiền mặt, vị này thậm chí cũng chẳng cần thông qua nhân viên công tác ngân hàng, chỉ cần quét thẻ tín dụng tại tủ tiền tự động tại phòng lớn và gõ vào mật mã của mình, trong giây lát đã giải quyết xong, vừa nhanh vừa chính xác.

Có sự biến đổi to lớn này công của máy tính đấy! Chính nó đã phát huy tác dụng trong công tác tự động hóa nghiệp vụ ngân hàng.

Lấy ví dụ về ghi sổ, một nghiệp vụ vừa bình thường lại phiền toái. Ngân hàng mỗi khi có một nghiệp vụ kinh tế, không chỉ phải ghi vào sổ tổng quát, sổ phân loại mà còn phải ghi vào sổ chi tiết, sổ nhật kí. Nếu đụng đến việc kết toán ngoại hối thì còn phải ghi vào sổ hạch toán ngoại tệ. Không chỉ vậy, nhân viên kế toán mỗi lần ghi vào một món tiền đều phải lật giở các quyển sổ tương ứng để tìm ra mục kế toán tương ứng rồi đăng kí số tiền tương ứng vào "bên vay", "bên cho vay" của mục cụ thể. Trong cả quá trình ghi sổ sách, hầu như mỗi bước công tác đều phải đối chiếu cẩn thận để đảm bảo cuối cùng số liệu trong sổ sách là chính xác không sai sót.

Quá trình này vừa thật là phiền phức lại vừa khô khan tẻ nhạt.

Sử dụng máy tính thì tình hình sẽ khác hẳn. Trước hết, máy tính xử lí nghiệp vụ này hoàn toàn có thể làm chính xác, không sai sót. Vì nó luôn luôn "đầu óc tỉnh táo", không biết mệt mỏi. Không hề có hiện tượng làm việc một ngày xong là đau đầu nhức óc. Nó có thể phục vụ 24/24 tiếng. Thứ hai, máy tính có tốc độ xử lí cực nhanh. Với việc ghi chép sổ sách, lượng công việc ghi chép sổ sách trong một ngày của kế toán, máy tính chỉ hoàn thành trong vài phút thôi, mà lại các phương diện đề cập đến nó đều có thể ứng phó được, xem xét chu đáo, không hề có sơ xuất, sai sót. Ngày nay, các nhân viên ngân hàng không cần phải tiêu phí thời giờ, sức lực vào ghi chép đối chiếu sổ sách cụ thể. Họ sẽ có đủ thời gian để phân tích, tổng hợp các loại dịch vụ nảy sinh. Thậm chí triển khai dự báo, điều phối cung cấp những căn cứ quyết sách chính xác, hữu hiệu cho việc quản lý khoa học ngân hàng.

Mấy năm gần đây, sự xuất hiện của tủ tiền tự động, sự phổ cập của thẻ tín dụng và sự mở rộng của tiền điện tử cũng đã đóng góp cho việc tự động hóa nghiệp vụ ngân hàng. Có điều, việc sử dụng và mở rộng của chúng không thể tách rời kỹ thuật mạng và máy tính.

Tại sao cá thích bơi lội thành đàn?

Trong rất nhiều phim tài liệu phản ánh thế giới đáy biển, chúng ta thường nhìn thấy bức tranh như sau: Cá cùng một loài thích tụ tập thành đàn với nhau...

Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.

Tại sao máy tính lại coi là bộ não điện tử?

Loài người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên đã dần dần sáng tạo ra đủ loại các công cụ và khí giới. Những công cụ và thiết bị khí giới này thực chất...

Vì sao dùng máy tính điện tử lại có thể chứng minh được định lí toán học?

Vào năm 1976 từ trường đại học Ilinoi ở nước Mỹ đã truyền đi một nguồn tin làm kinh động mọi người. Hai nhà toán học Abel và Hakan đã chứng minh được...

Có phải Mặt trăng vô danh?

Các thiên thể quay quanh các hành tinh trên một quỹ đạo nhất định đều được gọi là mặt trăng. Chúng cũng có tên riêng, như các mặt trăng của sao Thiên...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra.

Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như...

Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy...