Xây dựng sân bay trên biển có những lợi ích gì?

Cùng với sự phát triển của ngành hàng không, số lượng và diện tích sân bay cần thiết tăng lên và mở rộng không ngừng. Đối với những thành phố ở vùng duyên hải, xây dựng sân bay ở trên biển gần khu vực thành phố là một phương án hết sức lý tưởng.

Xây dựng sân bay trên biển có rất nhiều lợi ích. Trước tiên, vấn đề đất dùng cho sân bay nói chung không liên quan đến vấn đề di dời, giải toả, diện tích sân bay hầu như không bị hạn chế, hơn nữa, chi phí xây dựng thấp hơn so với xây dựng ở trong khu vực thành phố. Thứ hai là tầm nhìn của sân bay trên biển hết sức rộng rãi bao la, không bị núi cao và các công trình kiến trúc cao lớn che chắn, máy bay lên xuống và việc quản lý sân bay rất an toàn và chuẩn xác. Ngoài ra xây dựng sân bay trên biển, tiếng ầm ầm của hàng loạt máy bay sản sinh ra khi cất cánh, hạ cánh và khí thải do chúng xả ra, do cách khu dân cư của thành phố tương đối xa nên không gây ô nhiễm thành phố.

Sân bay Nagasaki của Nhật Bản là sân bay trên biển đầu tiên của thế giới. Sân bay nay lấy nền móng là một hòn đảo nhỏ trong vịnh, san bằng chỗ đất cao, lấp biển thành lục địa mà xây dựng nên. Thời gian xây dựng khoảng ba năm, đến 1975 thì chính thức sử dụng. Giữa sân bay trên biển và đất liền còn xây dựng một cây cầu lớn, khiến cho việc giao thông ở khu đô thị nối liền một cách thông suốt với việc vận chuyển hàng không của sân bay. Từ trên cao nhìn xuống, sân bay này trông giống như một hàng không mẫu hạm to lớn có hình dạng hình chữ nhật, yên tĩnh neo đậu trong vùng vịnh xanh biếc.

Hình thức xây dựng sân bay trên biển có rất nhiều. Ví dụ, có thể đóng cọc thép xuống đáy biển ở vùng biển tương đối cạn, do hàng ngàn hàng vạn cọc thép chống giữ mặt sàn bằng phẳng của sân bay. Sân bay Laguađia của thành phố New York Mỹ là một sân bay trên biển đầu tiên được xây dựng theo kiểu đóng cọc như thế. Loại sân bay trên biển kiểu lấn biển được xây dựng ở bên bờ biển, người ta đắp đê bao bọc một phần biển cạn, hút hết nước ra rồi dùng đất đá lấp thành một sân bay bằng phẳng.

Loại sân bay trên biển kiểu nổi là một kiểu sân bay tiên tiến tương đối mới mẻ. Nó có dạng hình hộp chế tạo bằng thép, nửa trên nổi trên mặt nước làm đường băng cho sân bay, nửa dưới ngâm trong nước, có tác dụng nâng giữ mặt sàn nổi của sân bay. Để đề phòng sân bay bị trôi dạt do ảnh hưởng của thuỷ triều; ở dưới nước của sân bay kiểu nổi có nhiều chiếc neo to lớn, để "cố định" sân bay vào vùng biển xác định.

Tại sao nước mắt lại mặn?

Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm?

Bơi lội trong Biển Chết bạn đừng bao giờ lo chết đuối, bởi vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển còn lớn...

Tại sao cá voi biết phun nước?

Các nhà khoa học nghiên cứu loài cá voi có thể phát hiện thấy hoạt động của cá voi trong phạm vi mấy cây số. Họ dựa vào điều gì để biết được trong...

Tại sao đèn pha chống sương mù của ô tô lại có ánh sáng màu vàng?

Sương dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn pha chống sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát...

Vì sao phải thận trọng khi dùng thực phẩm màu?

Màu sắc, hương vị là những tiêu chuẩn quan trọng để phán đoán thực phẩm tốt hay xấu. Màu của thực phẩm gây cho ta cảm giác ngon lành.

Tại sao giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc lại tập trung nhiều tiểu hành tinh đến vậy?

Vấn đề này đặt ra trước mắt các nhà thiên văn học một hai trăm năm nay rồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa cho định luật thừa nhận chung.

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Tại sao ánh sáng trên ngọn hải đăng phải luôn luôn nhấp nháy?

Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời. Ngọn hải đăng trên đảo Faros ở cảng Alexandria của Ai Cập cổ, từng được liệt vào một trong bảy kỳ quan lớn của thế...