Like
Share
Copy link
4.000 năm trước, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu biết ăn sữa đậu. Đồ uống này có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên luôn được xem là thức ăn bổ dưỡng. Nhưng một số gia đình chế sữa đậu chưa đun chín đã đem dùng, kết quả là xuất hiện các chứng ngộ độc như đau bụng, tiêu chảy và nôn.
Vì sao uống sữa đậu chưa đun chín lại gây ngộ độc? Nguyên nhân là trong đậu sống có các chất ức chế như trypsin, chất ngưng kết tế bào, chất saponin... Những chất độc này tương đối bền nhiệt, người ăn sữa đậu chưa nấu chín hoặc bột đậu chưa được rang chín có thể bị ngộ độc. Triệu chứng xuất hiện sau khi uống không lâu: nôn nao, nôn, đau bụng, bụng chướng, tiêu chảy, có thể dẫn đến mất nước và rối loạn chất điện giải. Bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 3-5 giờ, nặng thì kéo dài 1-2 ngày.
Để ngăn ngừa ngộ độc, bác sĩ nhắc nhở chúng ta trước khi tinh chế sữa đậu, nên rang chín hoặc nấu chín. Thông thường, trong quá trình đun, khi nhiệt độ chỉ mới đạt 80-90 độ C, nước sữa đã sủi bọt. Nhiệt độ này vẫn chưa thể phá hoại hoàn toàn các chất độc trong sữa đậu. Lúc đó, nên giảm ngọn lửa để sữa đậu không trào ra, tiếp tục đun sôi 10-15 phút mới có thể phá hoại triệt để các chất độc trong sữa đậu.
Tại sao hoa dương kim lại có thể gây mê?
Vì sao có thể phóng vệ tinh từ máy bay?
Vì sao đèn kéo quân có thể xoay tròn được?
Tại sao chỉ trên một sợi quang mà hàng vạn người có thể cùng một lúc đàm thoại với nhau?
Vì sao không nên tập thể dục trong sương mù?
Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?
Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?
Vì sao có người chửa nhiều bào thai?
Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?