Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

Khi đi tham quan các công trình kiến trúc cổ, ta thường bị mái ngói lưu ly của các công trình đó lôi cuốn. Mặc dù trải qua dãi dầu mưa nắng một thời gian dài, nhưng mái ngói lưu ly vẫn giữ sắc màu rực rỡ như thời xa xưa. Khi chúng ta đi thăm các gian hàng công nghệ phẩm, chúng ta sẽ bị các tấm gương Cảnh Thái trong các tủ hàng làm cho mê mẩn không rời ra được.

Từ mấy nghìn năm trước, người Trung Quốc cổ đại đã biết đất sét là loại nguyên liệu dẻo, chịu lửa, từ đó phát minh ra đồ gốm. Qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thời cổ đại, dần dần người xưa đã khắc phục được tính thẩm lậu nước của đồ gốm và tăng cường được vẻ đẹp của đồ gốm. Người ta phủ lên đồ gốm một lớp men màu, sau đó lại tiếp tục nung và tạo được loại đồ gốm có phủ men. Đồ gốm ba màu nhà Đường (Đường Tam Thái) là đại biểu cho loại gốm này còn lưu truyền cho đến ngày nay. Nguyên liệu để chế tạo men màu là các oxit kim loại được phủ lên bề mặt đồ gốm sau đó đem nung. Các oxit kim loại khi nung ở nhiệt độ cao sẽ nóng chảy tạo thành một lớp màng bóng, phủ kín trên bề mặt đồ gốm. Các hạt nhỏ oxit kim loại trong lớp men sẽ hấp thụ một phần ánh sáng chiếu vào và phản xạ phần ánh sáng còn lại làm cho đồ gốm có màu sắc khác nhau đẹp mắt. Trên ngói lưu ly cũng có phủ lớp men theo kỹ thuật tương tự: Người ta phủ lên ngói một lớp men, sau đó qua nung sẽ tạo được ngói lưu ly.

Gương Cảnh Thái là loại chế phẩm được tạo ra do được phủ một lớp men trên đế, thường làm bằng đồng. Thành phần của các lớp men ở đây cũng không khác lớp men gốm sứ mấy. Lớp oxit kim loại sau khi nung sẽ nóng chảy và bám lên bề mặt của đế. Do lớp đế ở đây bằng kim loại so với gốm thì dễ bám hơn, các nét vẽ có thể tinh tế hơn, nên sau khi nung, gương Cảnh Thái sẽ cho cảm nhận nghệ thuật rất cao.

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Vì sao có một số người thấp nhỏ?

Có nhiều người trông khuôn mặt rõ ràng là đã trưởng thành nhưng thân thể lại rất thấp bé, giống như một thiếu niên.

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Cửa sông Trường Giang cổ đại nằm ở đâu?

Mở bản đồ nhìn thoáng qua ta đã thấy cửa sông Trường Giang đổ vào biển, tựa như miệng lớn của con rồng: khu vực Giang Tô hướng ra phía đông là môi...

Vì sao phải cảnh giác với chứng bệnh tổng hợp về máy photocopy?

Máy photocopy là công cụ văn phòng hiện đại, thời gian gần đây ngày càng được sử dụng rộng rãi. Song đồng thời với việc đem lại hiệu suất cao cho công...

Vì sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng cốc?

Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy...

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Nguồn điện trên thiết bị vũ trụ từ đâu mà có?

Thiết bị vũ trụ sau khi được tên lửa phóng vào quỹ đạo phải dựa vào nguồn điện của mình để làm việc.