Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Hoá ra, trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có một loại gọi là màu đỏ tôm. Do nó trộn lẫn với các sắc tố khác, không thể hiện rõ màu sắc đỏ tươi vốn có, nhưng sau khi qua nấu chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, duy nhất có màu đỏ tôm không sợ nhiệt độ cao, sau khi các màu sắc khác biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra, do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.

Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Còn những chỗ có màu đỏ tôm ít, như phần dưới của chân cua thì hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy bất luận qua đun nấu bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không thể có màu đỏ được.

Ngoài cua ra, còn có không ít loài cua và tôm khác cũng có màu đỏ tôm, sau khi nấu chín sẽ biến thành màu đỏ.

Vì sao epoxy được gọi là keo dán vạn năng?

Chúng ta không ai lạ lùng gì với keo dán. Thông thường keo dán là dung dịch các chất cao phân tử.

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc...

Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?

Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi đất hoang hoá. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và chua.

Vì sao GDP xanh là thước đo mới của sự phát triển?

GDP là viết tắt cụm từ tiếng Anh “Tổng giá trị sản lượng quốc nội”. Nó chỉ thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Bài toán “nhóm 6 người” là gì?

Trong cuộc thi Olympic toán quốc tế năm 1947 ở Hungari có một bài toán như sau: Chứng minh rằng trong một nhóm sáu người bất kì ít nhất có ba đã từng...

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

"Băng khô" có phải là băng không?

Tại bang Texas của nước Mỹ đã từng xảy ra một sự việc lạ: có lần có mấy đội thăm dò địa chất tiến hành khoan tìm dầu mỏ, họ đã khoan đến một độ rất...