Vì sao không nên tắm nắng nhiều?

Ở một số nước Âu, Mĩ, nhiều người đặc biệt thích phơi mình ở bãi biển để tắm nắng. Các cô gái còn phơi cho da biến thành màu nâu, cho đó là đẹp. Nhưng những năm gần đây, họ bỗng nhiên phát hiện tỉ lệ mắc bệnh ung thư da tăng lên và tìm thấy hung thủ chính là tia tử ngoại trong ánh nắng Mặt Trời.

Tắm nắng đúng mức sẽ có lợi cho sức khoẻ, nhưng để cho ánh nắng chiếu lâu, đặc biệt để cho cơ bắp trực tiếp phơi dưới ánh nắng sẽ dẫn đến bệnh ngoài da và những phản ứng không tốt khác của cơ thể, cụ thể biểu hiện thành đau đầu, buồn nôn, váng đầu, thị lực giảm sút, mất ngủ, v.v... bệnh mãn tính tăng lên, nặng thì tổn hại đến chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho các tế bào miễn dịch trong cơ thể giảm thấp, khả năng chống đỡ bệnh giảm thấp, thậm chí gây ra ung thư da.

Ánh nắng Mặt Trời có thể chia thành tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy được và tia hồng ngoại. Tia tử ngoại khiến cho da lão hoá, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện vết nám, thậm chí gây ung thư da.

Mấy năm gần đây, vì không khí ô nhiễm ngày càng tăng, tầng ôzôn để ngăn cản bức xạ của tia tử ngoại trong tầng bình lưu bị phá hoại, nên sức khoẻ của con người bị uy hiếp nghiêm trọng. Theo quan trắc và tính toán, mỗi lần khí ôzôn giảm 10% thì lượng chiếu của tia tử ngoại tăng lên 20%, do đó tỉ lệ phát sinh ung thư da tăng lên 20%, tỉ lệ mắc bệnh đục thuỷ tinh thể tăng lên 6%. Vì những nguyên nhân trên mà chúng ta không nên tắm nắng nhiều. Mùa hè nếu tắm nắng thì nên luyện dần cho da quen chịu đựng với ánh nắng Mặt Trời, nhưng không thể một lần phơi mình dưới ánh nắng lâu, phải dần dần tăng thêm màu đậm của da để từng bước tăng thời gian tắm nắng. Muốn cấp đủ dinh dưỡng cho da thì phải ăn những thực phẩm có vitamin phong phú. Phải thường xuyên xoa bóp da để tăng thêm năng lực chống lắng đọng màu đen của da. Vì tia tử ngoại dễ bị ánh sáng màu đỏ có thể thấy được tiếp thu và hấp thụ, do đó thường xuyên mặc áo màu đỏ có thể ngăn ngừa sự nguy hại của tia tử ngoại, giảm thấp khả năng da bị ung thư.

Từ khoá: Tia tử ngoại; Ung thư da; Tắm nắng.

Tia bức xạ vũ trụ đối với nhà du hành có hại gì?

Trên không của Trái Đất, Mặt Trời là nguồn bức xạ khổng lồ. Từng giờ từng phút nó bức xạ ra một năng lượng rất lớn đối với Trái Đất.

Tại sao trong hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh như vậy?

Trong hệ Mặt trời có những gì? Một nhà thiên văn học đã từng trả lời một cách khéo léo rằng: “Một bó nhỏ những hành tinh lớn và một bó lớn những tiểu...

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Tại sao chỗ da bị sâu róm đốt lại vừa đau vừa ngứa?

Khi bạn đi bộ trong rừng cây, hoặc đi chơi trong công viên, có lúc bỗng nhiên bị sâu róm đốt, thì bạn sẽ cảm thấy chỗ bị đốt vừa đau vừa ngứa, rất khó chịu.

Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?

Các loại bí đao, bí đỏ mà ta quen thuộc đều có ruột, quả có rất nhiều hạt, khi trồng đều có thể lấy hạt phơi khô, sấy khô sau đó gieo trồng, chăm sóc...

Vì sao nước một số sông hồ biến thành màu đen và thối?

Trong nước phế thải hữu cơ của nước sinh hoạt và các nhà máy thực phẩm, in, nhuộm vải, sản xuất giấy chứa rất nhiều chất như mỡ, prôtein, v.v.

Trong đại gia đình hệ Mặt trời có những thành viên chủ yếu nào?

Gia đình hệ Mặt Trời là một hệ thống thiên thể được cấu tạo bởi Mặt Trời, 9 hành tinh lớn, mấy chục vệ tinh, hàng nghìn hàng vạn các tiểu hành tinh và...

Vì sao Mặt trăng che lấp các sao?

Mặt trăng là thiên thể tự nhiên gần Trái Đất nhất. Từ Trái Đất nhìn lên ta thấy Mặt Trăng là một thiên thể có đường kính khoảng 0,5o trên bầu trời, nó...

Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ...