Like
Share
Copy link
Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai. Điều này làm ta nhất thời mất đi cảm giác thăng bằng, gây chóng mặt, thậm chí còn có thể nôn mửa, giống như say tàu xe vậy.
Tiểu não cũng phụ trách động tác cân bằng. Các kích thích khi tác động mạnh vào lớp vỏ đại não, “bộ tư lệnh” thần kinh cao cấp nhất của cơ thể người, sẽ thông qua thị giác, thính giác để tác động vào tiểu não, gây ra hàng loạt hoạt động điện sinh học, làm nhiễu chức năng tiểu não trong thời gian ngắn, khiến ta chóng mặt. Vậy tại sao lên tầng cao mới có hiện tượng này, còn lên núi cao lại không? Vấn đề rất đơn giản.
Vì tầng cao là lên thẳng, tạo ra sự tương phản độ cao rõ rệt với cảnh vật xung quanh, do đó kích thích mạnh mẽ hơn. Lên núi, dù cho núi cao gấp nhiều lần toà nhà, nhưng do độ cao của nó thoai thoải, tăng dần, khác biệt với chung quanh không rõ rệt, đứng ở ngọn núi này vẫn thấy nhiều ngọn núi khác nhấp nhô, cho nên không tạo ra kích thích mạnh, ít ảnh hưởng đến thần kinh con người.
Tại sao gas ở bếp khi gặp phải tia lửa điện lại bốc cháy?
Tại sao đội đồ vật trên đầu nhẹ hơn xách và cõng?
Hiệu buôn mỗi lần nhập bao nhiêu hàng là hợp lí?
Bằng cách nào rắn nuốt con mồi to gấp nhiều lần đầu nó?
Tại sao nước biển mặn?
Trong cơ thể có "dầu bôi trơn" không?
Tại sao tuổi thọ của một số loại thực vật cực ngắn?
Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?
Máy tính có thể chứng minh định lí được không?