Tại sao rác cũng có thể dùng làm nhà?

Trên thế giới hiện nay, dân số ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, trái lại rác do sản xuất công nghiệp và quá trình sinh hoạt của con người sản sinh ra ngày càng tăng lên. Có thể biến rác thành một loại tài nguyên được không?

Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, việc thu hồi và tái sử dụng phế liệu lại có một sự phát triển mới, Ví dụ, dùng phế liệu công nghiệp và các linh kiện phế thải của ô tô để làm bóng gôn, dùng vỏ đồ hộp để sản xuất bộ phận của phanh và cần ly hợp của ô tô v.v. Hiện nay lại xuất hiện một sáng kiến mới chưa từng có về việc giải quyết vấn đề nhà ở trong tương lai: Dùng rác thu hồi để làm nhà. Đó là cái mà người ta gọi là "kiến trúc rác".

Ở bang Idaho, Mỹ có một công ty kiến trúc và khai phát địa ốc cỡ nhỏ. Công ty này đã dùng phế liệu để xây dựng lên một ngôi nhà có thể lợi dụng năng lượng Mặt Trời. Các vách tường được chế tạo bằng lốp bánh xe và vỏ đồ hộp bằng nhôm thu hồi, đại bộ phận vật liệu thép dùng làm khung nhà đều là vật liệu thu hồi từ ô tô và cầu hỏng. Như vậy không những giảm sử dụng gỗ, mà còn vững chắc an toàn hơn, đồng thời tránh được mối mọt. Ở mặt tiền không dùng ván gỗ dán, mà dùng tấm ép bằng mạt cưa của gỗ vụn cộng thêm 20% polyetylen. Điều đó có nghĩa là giấy báo cũ đã trở thành nguyên liệu chủ yếu làm mái nhà và làm vật cách điện cho bề mặt tường, khiến cho ngôi nhà có thể tận dụng nguồn năng lượng hiệu quả hơn. Ngoài ra, ở dưới bãi cỏ ở ngoài nhà còn chôn một số tấm đồng phế thải, dùng để hấp thu nhiệt của đất, có lợi cho việc duy trì nhiệt độ chung quanh ngôi nhà về mùa đông. Các kiến trúc sư đã xây dựng "kiến trúc rác" đó trên một diện tích 330 m2, bao gồm bốn phòng ở, hai buồng tắm và một gara ô tô rộng rãi, các trang thiết bị trong nhà đều rất đầy đủ.

Loại nhà kiểu mới này đã khiến nhiều người thấy thích thú, và nhận được "Giải thưởng phong cách nhà ở" của Hiệp hội kinh doanh xây dựng và buôn bán nhà đất của Mỹ, hơn nữa còn được chính thức mệnh danh là "nhà bảo vệ tài nguyên". Dùng rác thu hồi để xây dựng nhà ở không những đã tích cực tận dụng kim loại, giấy, gỗ phế thái v.v. mà còn giải quyết rất tốt vấn đề thiếu thốn nhà ở căng thẳng và bảo vệ môi trường... Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các nước và khu vực kém phát triển.

Âm thanh truyền trong môi trường nào thì nhanh hơn?

Bình thường khi chúng ta nói chuyện, tiếng nói được truyền trong không khí. Nhưng, âm thanh còn có thể truyền trong chất rắn và chất lỏng. Vậy âm thanh truyền trong môi trường nào sẽ nhanh hơn?

Vì sao bóng người có lúc dài có lúc ngắn?

Vào buổi tối khi bạn lùi xa ngọn đèn, nếu chú ý, bạn sẽ quan sát một hiện tượng lí thú là độ dài bóng của chính bạn có thay đổi. Khi đứng dưới ánh Mặt...

Vì sao phải quan trắc khí tượng Nam Cực?

Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ, Liên Xô cũ đã xây dựng các trạm quan trắc khí tượng ở Nam Cực để đo đạc các yếu tố khí tượng ở đó.

Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?

Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và...

Vì sao giấy Tuyên lại đặc biệt phù hợp cho thư pháp Trung Quốc và hội hoạ?

Thư pháp Trung Quốc và hội hoạ là trong những tinh tuý về văn hoá truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài sự khéo léo tinh vi của các nhà hội hoạ,...

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.

Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng?

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm...

Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?

Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm...