Ngữ ngôn mà con người dùng để biểu đạt và truyền tin, ngoài truyền miệng ra thì phần lớn xuất hiện trong sách vở, báo chí, tạp chí, thư từ, văn chương, thông báo, chữ kí bằng hình thức chữ viết và hình vẽ (biểu đồ). Cũng có trường hợp được gián tiếp biểu đạt và truyền đi bằng phương tiện truyền thông như điện thoại, telex, fax, phát thanh truyền hình. Trong đó có những thông tin ngữ ngôn đã đụng đến cơ mật như thông tin nội bộ kiểu khẩu lệnh, mệnh lệnh, kế hoạch, văn kiện về tình báo Quân sự và kinh tế chính trị. Những thông tin này trong quá trình truyền đi thường phải bảo mật.
Việc bảo mật thông tin ngữ ngôn phải sử dụng ám ngữ (lời bí mật được hai bên quy định với nhau). Trong thời gian và địa điểm nhất định, cách này có thể bảo mật cho lời nói sáng rõ. Phương pháp mật ước án ngữ thường dùng có:
(1) ám ngữ kiểu kí tự: lấy con số, kí hiệu hoặc con chữ để thay thế chữ hoặc con chữ nào đó trong bài viết. Ví dụ lấy số 1 thay cho "lửa", lấy số 2 thay cho "tên". ám ngữ 21 chỉ "tên lửa".
(2) ám ngữ chuyển chỗ: Thay đổi thứ tự trước sau, trái phải và chữ hoặc con chữ trong bài văn. Ví dụ viết bài "xe tăng hạng nặng" chuyển thành "nặng hạng tăng xe".
(3) ám ngữ kiểu xé lẻ: Chêm xen vào giữa câu chữ trong bài văn những chữ hoặc kí hiệu khác. Ví dụ trong "tên lửa tuần dương hạm" thêm "sô cô la" thành "tuần sô dương cô tên la lửa".
(4) ám ngữ kiểu lời văn mập mờ: Đưa những lời trong bài văn dấu vào câu chữ không liên quan gì. Ví dụ lời sáng rõ là "vệ tinh" viết ra thành "vệ phu nhân đêm xem tinh đẩu".
Phương pháp ghi ám ngữ còn rất nhiều. Thậm chí âm nhạc, vật thực, hiệu tay, hình thể múa, tiếng dân tộc thiểu số cũng đều có thể dùng ám ngữ.
Còn về việc bảo mật thông tin ngữ ngôn và hình ảnh trong các phương tiện truyền thông như điện thoại, telex, fax và phát thanh truyền hình thì phải sử dụng đến thiết bị bảo mật. Nó có thể chuyển thông tin lời nói hoặc hình ảnh thành tín hiệu điện rồi áp dụng phương pháp làm rối loạn đặc trưng của tín hiệu này để nhằm đạt hiệu quả bảo mật.